Canxi từ tảo đỏ đối với sức khỏe

Bổ Sung Canxi từ tảo đỏ Lithothamnium Calcareum

Canxi là một khoáng chất vô cùng thiết yếu của cơ thể, tham gia vào quá trình xây dựng hệ xương răng chắc khỏe, sản xuất và bài tiết hormone, hỗ trợ hoạt động cơ bắp và cơ tim, dẫn truyền tế bào thần kinh. Chúng ta có thể bổ sung Canxi bằng nhiều cách nhưng trong đó có một loại được coi là thần dược trong việc bổ sung Canxi cho cơ thể đó là tảo biển đỏ (Lithothamnium calcareum).

Đặc điểm nhận diện Lithothamnium calcareum

Lithothamnium calcareum là một loại rong biển thường mọc ở vùng biển Đại Tây Dương, biển Bắc và một số vùng biển của Iceland lạnh giá ngoài khơi biển xa. Chúng thường phát triển ở độ sâu dưới 50m.

Lithothamnium calcareum được gọi là tảo đỏ thuộc họ Corallinaceae, ban đầu nó có màu xanh tím khi còn sống. Các khoáng chất trong nước biển sẽ được tích lũy trong lá tảo suốt cuộc đời của tảo, cuối cùng các phần lá tảo đôi khi gọi là chồi tảo chứa đầy khoáng tách ra khỏi cơ thể sống của tảo và rơi xuống đáy đại dương. Phần tách ra này có màu đỏ đặc trưng nên chúng còn được gọi là tảo đỏ. Phần bị vôi hóa này rất giàu khoáng chất, 95% thành phần của chúng là khoáng chất từ biển tích tụ lại, bộ xương của nó chứa chủ yếu là Canxi, Magie và nhiều khoáng chất khác bao gồm Silic, sắt, kali, iot và đồng.

Ưu điểm nổi bật khi sử dụng Canxi từ tảo biển đỏ

Canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ có cấu trúc không gian 3 chiều phức tạp nhưng độc đáo, và được cấu thành bởi các thành tế bào của tảo Lithothamnium

Đặc tính này giúp việc bổ sung canxi từ tảo có hoạt tính sinh học vượt trội so với các nguồn Canxi thông thường khác. Bởi cấu trúc lỗ xốp tổ ong cho canxi có diện tích bề mặt gấp 10 lần, so với Canxi Cacbonat thông thường.

Canxi từ tảo biển đỏ là dạng dễ hòa tan hơn của gốc cacbonat. Canxi từ tảo biển đỏ là một phức hợp gồm nhiều khoáng chất như: canxi, magie cùng 72 khoáng chất khác và cấu thành, bởi sự kết hợp của 3 dạng thù hình: Calcite, Aragonite và Vaterite.

Tảo Lithothamnium cung cấp lượng lớn canxi (34%), canxi từ tảo biển này còn chứa Mg (>2%) và hơn 70 chất khoáng quan trọng (tảo biển đỏ chứa các nguyên tố vi lượng gấp 10 đến 15 lần so với thực vật trên cạn) không những làm chậm sự mất xương mà còn làm tăng mật độ chất khoáng cho xương.

Ngoài ra, những nguyên tố vi lượng tự nhiên có  trong tảo biển đỏ cùng phối hợp với Canxi và Magie giúp tăng sinh khả dụng và hoạt tính sinh học của nó.

Viên uống ANICA bổ sung canxi từ tảo đỏ của công ty Phytex Farma
Viên uống ANICA bổ sung canxi từ tảo đỏ của công ty Phytex Farma

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

ANICA

Bổ sung canxi hữu cơ giúp hệ xương khớp chắc khỏe

Giúp bảo vệ xương khớp

Lithothamnium calcareum

Vitamin D3

Xuất xứ: Pháp

Quy cách: Hộp 1 lọ x 60 viên nang

Thành phần

Lithothamnium Calcareum…………….1200 mg

Inuline………………………………….20 mg

Magnesium……………………………..4 mg

Vitamin D3……………………………..24 mcg

Vitamin K3………………………………20 mcg

Phụ liệu: Magie stearat, vỏ nang thực vật Hydroxypropyl methylcellulose.

Công dụng của ANICA đến từ Pháp

ANICA được bào chế dưới dạng viên nang nên dễ uống, tiện lợi, sản phẩm giúp bổ sung canxi cho các trường hợp tăng nhu cầu về canxi như: Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị loãng xương.

Vì sao nên dùng canxi hữu cơ ANICA?

Canxi hữu cơ của ANICA rất tốt cho khách hàng sử dụng bởi nhiều ưu điểm sau:

Bản chất xốp của Canxi từ tảo biển đỏ giúp cơ thể hấp thu 97% lượng canxi chỉ trong 30 phút , hấp thu tốt hơn so với canxi từ vỏ sò ,vỏ mai ( 90% canxi trên thị trường là canxi vô cơ ở dạng Canxi carbonat , Canxi citrat…)

Không gây nóng, không táo bón .

Không gây lắng cặn, không tạo sỏi ở thận ( vô cùng an toàn cho mẹ bầu và thai nhi , tránh được hiện tượng Canxi lắng đọng trong khi can xi vô cơ có thể lắng đọng cả ở bánh rau , làm giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi .Điều này khiến thai chậm phát triển hoặc em bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.).

Không gây nhồi máu cơ tim, không tăng nguy cơ đột quỵ.

Giúp tăng tế bào tạo xương 300% .

Góp phần tăng khả năng phòng ngừa các bệnh ung thư

Ngoài ra cùng với sự kết hợp với các vitamin và khoáng chất như vitamin D3, kẽm , magiê giúp cơ thể hấp thu tối đa canxi. Bởi, Vitamin D3 làm tăng hấp thu Canxi ở ruột, tăng tái hấp thu Canxi ở ống lượn gần và tham gia vào quá trình Canxi hóa sụn tăng trưởng. Bổ sung Canxi và vitamin D3 sẽ giúp chuyển hóa và hấp thu Canxi vào xương một cách hiệu quả nhất.

Đối tượng sử dụng

Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị loãng xương.

Đối với trẻ em, nếu mong muốn sử dụng để phát triển hệ xương khớp nên tham khảo ý kiến bác sĩ để yên tâm.

Cách dùng canxi hữu cơ của Pháp

Uống 1-2 viên/này, sau bữa ăn.

Lưu ý:

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Vì vậy, việc cung cấp đủ hàm lượng canxi và đảm bảo các yếu tố hỗ trợ hấp thụ hiệu quả canxi hàng ngày như vitamin D3 là rất cần thiết và cần được duy trì đều đặn

 

 

 

Gút (Gout) là gì? Nguyên nhâu, dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh Gút là một dạng của viêm khớp, gây ra những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày rất khó khăn. Bệnh tiến triển kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị. Cùng phytex tìm hiểu nhé!

Gút là gì?

Dấu hiệu của bệnh gút
Dấu hiệu của bệnh gút

Bệnh gút (tên tiếng Anh là gout) là một dạng viêm khớp gây sưng đau, nóng đỏ tại các khớp, thường khởi phát ở ngón chân cái hoặc chi dưới. Gút thường được phân loại thành thể cấp và mạn tính. Nếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gout còn được chia thành thể nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.

Theo thống kê, cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2-5 người bị viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Gút được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.

Bệnh gút được phân thành 2 loại

Cơn gút cấp

Đây là giai đoạn giữa của các đợt cấp, với các dấu hiệu điển hình người bệnh thấy khớp đau dữ dội và ngày càng tăng, khoảng tái phát các đợt cấp thường không xác định, có thể vài tháng, hoặc vài năm tùy thuộc vào quá trình điều trị cũng như việc cân bằng lối sống của bệnh nhân.

Theo thống kê, có khoảng 62% trường hợp bị tái phát trong năm đầu tiên, 16% trong 1-2 năm, 11% trong 2-5 năm, và 7% không tái phát trong 10 năm trở lên. Thời gian này, các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng và tích tụ trong các mô cơ thể.

Triệu chứng điển hình của gút cấp

♦ Đau nhức dữ dội, có mức độ nặng nề hơn đau do thoái hóa và viêm khớp dạng thấp

♦ Khớp sưng, nóng, đỏ

♦ Triệu chứng có thể bùng phát và kéo dài trong vòng 6-24 giờ.

♦ Các cơn đau ảnh hưởng tới giấc ngủ, khó khăn trong việc đi lại.

♦ Triệu chứng có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau 3-10 ngày.

♦ Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, có thể sốt đến 38-38,5 độ C.

Cơn gút mạn

Nhận biết bệnh gout mạn tính
Nhận biết bệnh gout mạn tính

Đây là bệnh gây nhiều phiền toái và suy nhược cho người bệnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân xuất hiện những hạt tophi lớn xung quanh các khớp, thậm chí ở trong các mô cơ, trong thận gây tổn thương nghiêm trọng ở khớp và thận, nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính.

Triệu chứng điển hình của gút mạn

♦ Các cơn đau diễn ra từ từ và kéo dài hơn so với gút cấp tính.

♦ Tần suất cơn đau dày đặc và mức độ đau dữ dội hơn.

♦ Xuất hiện các hạt tophi ở nhiều vị trí trên cơ thể như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân, lòng mạch máu, thậm chí cả van tim.

♦ Gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở xương khớp, biến dạng sụn khớp.

♦ Suy giảm chức năng thận do lượng acid uric dư thừa gây nên.

Nguyên nhân gây ra gút

Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân.

Nguyên nhân nguyên phát: thường không xác định được. Thường ảnh hưởng bởi chế độ ăn giàu purin như: ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, uống nhiều rượu bia…Thống kê cho thấy, gout nguyên phát có 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Nguyên nhân thứ phát: do nhiều yếu tố bao gồm nguyên nhân di truyền (rất hiếm gặp và do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai). Người ta ghi nhận nguyên nhân của bệnh lý suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận… gây ra các biểu hiện của bệnh gout.

Bên cạnh đó, những người hay sử dụng thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc xương khớp, thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamid),… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

Điều trị gút như thế nào?

Nguyên tác chẩn đoán và điều trị gút
Nguyên tác chẩn đoán và điều trị gút

Nguyên tắc điều trị Gút

Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.

Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gút chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gút có nốt tophi.

Sử dụng thuốc làm giảm cơn đau gút cấp

Một số loại thuốc thường được dùng để ức chế cơn đau gút cấp tính, giảm sưng viêm các khớp gồm:

– Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID)

– Thuốc giảm đau chống viêm colchicine, corticosteroid

– Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric, thuốc làm tăng đào thải acid uric,…

Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp này được chỉ định khi tình trạng gout nặng, các biến chứng đã xảy đến như loét các khớp, bội nhiễm các nốt tophi hoặc các nốt tophi quá lớn làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.

Trên đây là những thông tin nêu ra cho mọi người cùng tìm hiểu, biết cách phát hiện kịp thời và xử lý. Không nên để tình trạng như trên kéo dài, hãy đến cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện để nhận được tư vấn điều trị của bác sĩ.

 

 

Glucosamine là gì?

Glucosamine được nhiều người bệnh mắc bệnh xương khớp cũng như người có nhu cầu dưỡng khớp sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng, cách dùng hay là những lưu ý khi sử dụng glucosamine. Hãy cùng tìm Phytex Farma tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.

Glucosamine là gì?

Glucosamine mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp
Glucosamine mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp

Glucosamine là một hợp chất amino-mono-saccharide được tổng hợp tự nhiên được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng và các mô đệm của khớp. Nhằm bổ sung Glucosamine cho cơ thể, người ta đã tạo nên các chế phẩm Glucosamine được chiết xuất từ nấm hoặc mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm.

Trong y học, Glucosamine được sử dụng để giảm đau khớp, sưng và cứng khớp do viêm khớp.

Các dạng của glucosamine hiện nay

Hiện nay, có nhiều dạng Glucosamine khác nhau, bao gồm: Glucosamine Sulfate, Glucosamine Hydrochloride và N-Acetyl-Glucosamine. Trong đó, Glucosamine sulfate và Glucosamine hydrochloride là 2 dạng glucosamine được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều trị bệnh viêm xương khớp.

Ngoài ra, Glucosamine cũng được bào chế thành nhiều loại như Glucosamine nước, bôi tại chỗ dưới dạng kem, muối hoặc viên uống Glucosamine, vô cùng tiện lợi cho người sử dụng.

Tác dụng của glucosamine

Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống
Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống

Glucosamine giúp giảm đau trong viêm khớp

Viêm xương khớp: Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống.

Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng glucosamine hydrochloride bằng đường uống có thể làm giảm cơn đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm thấy sự cải thiện trong tình trạng viêm hoặc số lượng khớp bị đau hoặc sưng.

Glucosamin giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh

Uống glucosamine kết hợp luyện tập thể dục điều độ giúp hệ xương chắc khỏe
Uống glucosamine kết hợp luyện tập thể dục điều độ giúp hệ xương chắc khỏe

Trong cơ thể, glucosamin được sản xuất một cách tự nhiên với vai trò chính là hỗ trợ phát triển các sụn khớp. Sụn ​​khớp là một loại mô trắng mịn bao phủ các đầu xương, nơi chúng gặp nhau để tạo thành khớp. Loại mô này cùng với chất lỏng hoạt dịch giữa các khớp, giúp xương di chuyển tự do qua nhau, giảm thiểu ma sát và cho phép chuyển động không đau tại các khớp.

Phần lớn các nghiên cứu về glucosamine liên quan đến việc bổ sung đồng thời chondroitin – một hợp chất tương tự như glucosamine, cũng tham gia vào quá trình sản xuất và duy trì sụn khỏe mạnh.

Glucosamine kết hợp để điều trị viêm khớp thái dương hàm (TMJ)

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin làm giảm đau và viêm, tăng khả năng vận động của hàm.

Glucosamine dùng trong điều trị bệnh đa xơ cứng (MS)

Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng glucosamine sulfate cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị tái phát MS. Kết quả cho thấy không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tái phát hoặc tiến triển bệnh khi dùng glucosamine.

Hỗ trợ xương khơp của glucosamine

Bổ sung Glucosamine giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh nhờ tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp, đồng thời nó cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym.

Kích thích sản sinh mô liên kết của xương, tăng khả năng hấp thụ canxi, tăng sản sinh chất nhầy của dịch khớp và tăng khả năng bôi trơn ở khớp.

Ngoài ra, sản phẩm glucosamine có thể dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc khác để điều trị nhiều bệnh lý khác như viêm bàng quang kẽ (IC), bệnh viêm đường ruột (IBD), bệnh tăng nhãn áp…

Liều dùng và cách sử dụng glucosamine

Liều dùng

Thông thường liều dùng Glucosamine là 1.500 mg mỗi ngày, trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách dùng

Liều dùng tham khảo của glucosamine ít nhất là từ 2-4 tháng, cần phải uống trong một thời gian dài để phát huy tác dụng.

Để biết cách uống Glucosamine đạt hiệu quả cao, tốt nhất người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc với liều lượng cao hoặc thấp hoặc kéo dài hơn so với liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định.

Tác dụng phụ của glucosamine

Tác dụng phụ khi dùng glucosamine sulfate bao gồm:

Táo bón

Lạm dụng quá mức glusamine sẽ gây ra táo bón
Lạm dụng quá mức glusamine sẽ gây ra táo bón

Tiêu chảy

Buồn ngủ

Đau đầu

Chứng ợ nóng

Buồn nôn

Phát ban.

Đối tượng không nên dùng Glucosamine

Người dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên uống Glucosamine. Nếu không, một số dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra như: phát ban, khó thở, sưng miệng, sưng cổ họng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng Glucosamine.

Người bệnh tiểu đường, hen suyễn, cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Glucosamine.

Lưu ý, hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm có chứa Glucosamine với nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, để biết Glucosamine loại nào tốt cho sức khỏe, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin, chỉ nên mua những sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín và được bác sĩ tư vấn rõ ràng.

Nguồn tham khảo sản phẩm uy tín: >>>>>TẠI ĐÂY

Tác hại của Thiếu Canxi

Thiếu canxi là nguy cơ gây loãng xương, gãy xương và nếu kéo dài có thể gây nên chứng co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân trên toàn thế giới không đạt được lượng canxi cần thiết. Vì vậy, việc bổ sung canxi thường được khuyến nghị ở những người có khẩu phần ăn k đủ canxi cung cấp hoặc những người bị loãng xương, còi xương.

Tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể

Canxi có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể
Canxi có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể

Canxi là nguyên tố có nhiều nhất trong cơ thể người, trong đó đến 98-99% tập trung ở xương và răng. 1% lượng canxi còn lại có nằm trong máu và các tế bào nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chức năng của cơ thể. Chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng. Nhận thấy rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.

Thiếu canxi là gì?

Bổ sung Canxi để không bị thiếu hụt giúp cho cơ thể duy trì sức sống mãnh liệt
Bổ sung Canxi để không bị thiếu hụt giúp cho cơ thể duy trì sức sống mãnh liệt

Thiếu canxi là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ khoáng chất canxi toàn phần trong máu bị hạ thấp xuống dưới mức 2.1 mmol/L hoặc 8.8 mg/dL. Trong khi đó, ở người khỏe mạnh, nồng độ canxi toàn phần trong máu luôn được duy trì ở mức từ 2.1 – 2.6 mmol/L (tương đương 8.8 – 10.7 mg/dL).

Nguyên nhân gây hiện tượng thiếu canxi

Nguyên nhân gây Thiếu canxi phổ biến nhất hiện nay là do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Người dân ăn uống không đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành,khỏe mạnh phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 – 60% yêu cầu. Bởi vì, người dân Việt Nam chưa có thói quen tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sốt mayonnaise,… trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Người Việt thường rất thích ăn các loại thịt heo, bò, gà,… Tuy nhiên, hàm lượng canxi lại rất ít, chủ yếu là  protein – chỉ chiếm khoảng ¼ đến ⅕ hàm lượng canxi chứa trong hải sản như tôm, hàu, cua, ghẹ, cá,…nhưng lại k thích ăn hoặc không có điều kiện kinh tế để ăn thường xuyên.

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, mỗi ngày thai cần ở thời kỳ đầu 350 mg, giữa 150mg, cuối 150 – 450mg canxi. Mỗi ngày người lớn cần 800mg (theo WHO). Nhưng khi người mẹ thiếu canxi sẽ dẫn đến thai nhi cũng bị thiếu canxi nên gây ra tình trạng còi xương, dị dạng xương bẩm sinh.

Ngoài ra, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi cơ thể đang gặp vấn đề về rối loạn chuyển hóa canxi, có thể là do nội tiết tố không ổn định hoặc bản thân chúng ta lười luyện tập thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể lại rất kém.

Tác hại xảy ra khi thiếu canxi

Bệnh thiếu canxi ở mức độ vừa và nhẹ thường không khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể bao gồm trên trẻ em và người lớn:

Thiếu canxi ở trẻ em

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

 

Còi xương: Canxi chính là thành phần chủ yếu cấu tạo xương. Nếu bị thiếu canxi, khung xương của trẻ sẽ không được phát triển tối đa dẫn đến tình trạng còi xương. Biểu hiện trẻ bị còi cọc, chiều cao hạn chế so với cùng lứa tuổi.

 

Suy dinh dưỡng: Canxi có vai trò liên kết với một số Enzyme để tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Thiếu Canxi cơ thể sẽ không hấp thu được một số loại dinh dưỡng cần thiết làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.

 

Biến dạng xương: khung xương có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Vì vậy, đây là nơi tích lũy canxi lớn nhất trong cơ thể. Ở giai đoạn phát triển, nếu trẻ không cung cấp đủ Canxi, các xương này sẽ yếu và bị biến dạng trong quá trình tập đi,…như chân vòng kiềng, chân chữ X, cong vẹo cột sống…

Khung xương biến dạng do Thiếu Canxi ở trẻ khi mới tập đi
Khung xương biến dạng do Thiếu Canxi ở trẻ khi mới tập đi

Rối loạn hệ thần kinh: Chất khoáng Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.

 

Tình trạng co giậc các cơ: sự co duỗi các cơ trong cơ thể là do phản ứng trao đổi ion qua màng tế bào có sự hỗ trợ của Canxi. Khi trẻ không được cung cấp đủ Canxi, các phản ứng này có thể bị rối loạn dẫn đến tình trạng co giật các cơ.

 

Rối loạn nội tiết tố: Quá trình tiết hormone trong cơ thể được thực hiện bởi các phản ứng hóa học liên quan có sự hỗ trợ của Canxi. Vậy nên, khi thiếu Canxi, hoạt động nội tiết của cơ thể có thể bị rối loạn

 

Hệ miễn dịch suy yếu: Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, Canxi sẽ phát hiện đầu tiên và phát ra thông báo để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động. Nếu thiếu canxi, chức năng miễn dịch sẽ suy giảm.

Thiếu canxi ở người lớn

Các biểu hiện thường gặp của cơ thể khi thiếu Canxi
Các biểu hiện thường gặp của cơ thể khi thiếu Canxi

Triệu chứng thiếu canxi gây suy nhược, mệt mỏi và buồn ngủ

Canxi có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone melatonin (hormone giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của cơ thể). Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ sản xuất ra ít loại hormone này, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ và mất ngủ, gây suy nhược, mệt mỏi, sa sút trí lực và năng suất lao động.

Thiếu canxi ảnh hưởng đến da, tóc và móng tay

Da khô và chảy xệ: canxi tham gia vào quá trình sản sinh collagen và các sợi elastin đàn hồi của da. Thiếu canxi kéo dài có thể khiến da mất đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ

Móng tay yếu ớt, dễ gãy và chậm mọc: thiếu canxi làm thay đổi cấu trúc móng tay, từ đó dẫn đến hoạt động không bình thường.

Tóc mảnh, dễ gãy rụng: canxi hỗ trợ quá trình tiết hormone adrogen và enzyme biotin ( 2 loại nội tiết tố liên quan đến quá trình phát triển khỏe mạnh của nang tóc)

Thiếu canxi có thể gây ra loãng xương, còi xương

Khi bị thiếu canxi, nồng độ canxi trong máu thấp, cơ thể sẽ hút ngược canxi từ xương để cân bằng nồng độ, làm cho xương bị suy giảm mật độ khoáng chất và dẫn đến chứng loãng xương.

Đái tháo đường

Ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng lớn đường sẽ thải ra theo nước tiểu và kéo theo cả Canxi bị huy động từ xương ra cũng lớn. Chính vì thế, khi thiếu hụt canxi, rối loạn sẽ trở nên nghiêm trọng.

Phong thấp

Mật độ Canxi trong xương bị suy giảm làm xương dễ bị tổn thương và hình thành ổ viêm tại các khớp gây sưng tấy, đau nhức cho người bệnh.

Hội chứng hạ canxi máu

Canxi trong máu thiếu làm cho hàng loạt các chức năng về thần kinh, phản xạ cơ bắp, nhịp tim… bị rối loạn, thay đổi dẫn đến hoa mắt, chóng mặt,..

Bệnh tim

Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi Canxi trong máu. Khi canxi trong máu thấp, sẽ gây ra rối loạn nhịp tim.

Xơ cứng động mạch

Lượng canxi trong máu và dự trữ trong xương thấp, quá trình trao đổi chất bất thường dẫn đến sự dịch chuyển cholesterone đi vào lòng mạch, tích tụ và dày lên làm mất khả năng đàn hồi dẫn đến xơ cứng mạch, tăng huyết áp, bệnh tim và não.

Suy nhược thần kinh

Canxi đóng vai trò trong quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Khi cơ thể thiếu Canxi, hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh sẽ gặp nhiều trở ngại khiến người bệnh dễ căng thẳng thần kinh, trí nhớ giảm sút, dễ cáu gắt, thần kinh suy nhược.

Viêm loét đường tiêu hóa

Thiếu Canxi có thể kích thích acid dạ dày tăng tiết bất thường. Khi nồng độ acid quá cao sẽ gây ra tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Acid nếu bị trào ngược lên thực quản hoặc theo thức ăn xuống dưới tá tràng, đường ruột cũng có thể gây viêm loét tại đây.

Thiếu canxi đồng nghĩa sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Để có được sự phát triển toàn diện, Phytex Farrma mang đến sự bổ sung Canxi bisglycinate, Vitamin D3 và vitamin K2 MK-7 liên hệ chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau để xương có đủ lượng Canxi cần thiết giúp xương luôn chắc khỏe, ngăn ngừa còi xương, loãng xương.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Theo thống kê, tỷ lệ dân số Việt Nam đang bị thoát vị đĩa đệm với biểu hiện thường gặp tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm sau tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc đơn thuần là thoái hóa tự nhiên chiếm khoảng 30% trên tổng dân số cả nước… Đáng lưu ý, thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30-60 tuổi. Cùng Phytex Farma tìm hiểu nhé!

Mục lục

Thoái vị đĩa đệm là gì?

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm

Biến chứng nguy hiểm thường gặp

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau

Bệnh thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Chúng có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Thực tế cho thấy, các cơn đau sẽ lan dần từ vùng thắt lưng xuống cho đến phần chân. Nguyên nhân là vì bị thoát vị địa đệm ở phần cột sống thắt lưng.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm

Đau nhức

Ngay tại vị trị trí thoát vị, cơn đau lan xuống vùng hông, mông và tăng theo thời gian. Cơn đau này xuất hiện khi gắng sức hoặc chấn thương, đau cấp tính, đau nhói, đau âm ĩ dai dẵn. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi tại chỗ.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, người bệnh có thể đau khắp vùng mông, đùi, xuống bắp chân, bàn chân

Tê bì chân tay

Xuất hiện vào buổi sáng khi thức giấc hoặc thời tiết ngoài trời trở lạnh đột ngột. Người bệnh có cảm giác tê ngứa như kiến bò trong cơ thể.

Yếu cơ, bại liệt

xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn

Mất cảm giác

Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Khiêng vác vật nặng sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm
Khiêng vác vật nặng sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm

 

  • Làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến tổn thương đĩa đệm và cột sống.

Người thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc vặng nặng thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, điều đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm.

  • Tuổi tác: là nguyên nhân chính và nhiều nhất ở các bệnh nhân gặp phải. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng nên rất dễ bị tổn thương.
  • Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

Yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm

♦ Mắc Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, thoái hóa cột sống.

Bệnh lý cong vẹo cột sống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm
Bệnh lý cong vẹo cột sống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Cân nặng: Những người có cân nặng lớn sẽ làm tăng áp lực chịu đựng của cột sống so với người có số cân bình thường.

Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

Mang giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Biến chứng nguy hiểm của thoái vị đĩa đệm

Những biến chứng đáng tiếc xảy ra đối với người bị thoát vị đĩa đệm chủ quan
Những biến chứng đáng tiếc xảy ra đối với người bị thoát vị đĩa đệm chủ quan

Nhiều người vẫn còn chưa hình dung được thoát vị đĩa đệm như thế nào, ngay cả khi đã mắc bệnh. Họ thường nghĩ là do đi lại, do làm việc, tư thế ngồi,….và chỉ cần ngồi nghỉ ngơi chốc lát sẽ thuyên giảm. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

♦ Tổn thương thần kinh cánh tay.

♦ Bại liệt, tàn phế.

♦ Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.

♦ Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.

♦ Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

♦ Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thiết kế liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhằm giảm tối đa tác động lên bệnh nhân
Thiết kế liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhằm giảm tối đa tác động lên bệnh nhân

♦ Thiết kế bài tập riêng cho người thoát vị đĩa đệm giống như tập thể dục hằng ngày.

♦ Bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đĩa đệm.

♦ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tân dược.

♦ Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống.

♦ Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

♦ Trị liệu thần kinh cột sống.

♦ Châm cứu giảm đau do đĩa đệm bị thoát vị.

♦ Vật lý trị liệu.

Việc tìm hiểu và trang bị kiến thức về thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh và người thân có hướng xử trí kịp thời và đúng đắn. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp để giúp rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh tê bì tay chân>>>>>

 

THOÁI HÓA KHỚP GỐI ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?

THOÁI HÓA KHỚP GỐI ĂN GÌ – KIÊNG GÌ?

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.Bệnh tiến triển qua từng giai đoạn và đang có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối lưu ý chế độ ăn uống hợp lý kết hợp tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế cơn đau, kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Mục lục

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hệ xương khớp

Dấu hiệu của thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Người bị thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn gì?

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hệ xương khớp

Một số lưu ý kiểm soát triệu chứng thoái hóa khớp gối

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hệ xương khớp

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống là điều kiện bắt buộc nhằm giúp người bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng và ngay cả bệnh khác có thể hồi phục và làm giảm đáng kể bệnh kết hợp điều trị theo yêu cầu từ phía bác sĩ.

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên thường xuyên tập luyện thể dục nhẹ như đi bộ, đạp xe, gập duỗi gối… để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể dẻo dai hơn. Đặc biệt nếu đang bị thừa cân, béo phì cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin, hạn chế dầu mỡ, bổ sung rau củ quả… Thực phẩm hàng ngày quyết định rất nhiều trong việc làm bùng phát các cơn đau hay giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị xương khớp.

Dấu hiệu của thoái hóa khớp gối

Khớp gối sưng to, cứng, kém linh hoạt là dấu hiệu của Thoái hóa
Khớp gối sưng to, cứng, kém linh hoạt là dấu hiệu của Thoái hóa

♦ Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau sẽ tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, đau khớp gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.

♦ Cứng khớp vào buổi sáng

♦ Hạn chế vận động, di chuyển khó khăn

♦ Biến dạng, mọc gai xương khớp gối

♦ Khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu.

♦ Khớp gối có thể bị sưng to.

♦ Xuất hiện tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp.

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa là cách ngăn ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả
Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa là cách ngăn ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả

Bổ sung Omega-3 và Omega-6 giúp giảm đau và cứng khớp vào buổi sáng.

Các loại cá béo chứa nhiều Omega-3 như: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi,cá thu

Cá hồi giàu omega 3 rất tốt cho người bệnh viêm khớp gối
Cá hồi giàu omega 3 rất tốt cho người bệnh viêm khớp gối

Các loại hạt và ngũ cốc như đậu đen, đậu Hà Lan, đậu nành, hạnh nhân…

 Bổ sung vitamin D và canxi giúp hệ xương chắc khỏe, hạn chế tổn thương và suy giảm chức năng

Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mai giúp bổ sung canxi và vitamin D.

Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò, ốc… chứa nhiều canxi, magie, photpho là những khoáng chất tốt cho xương khớp.

Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm.

 Các loại thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, xương ống, xương sườn, sụn… có nhiều glucosamin và chondroitin giúp cho sụn chắc khỏe.

 Một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa. Do đó giúp cải thiện triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối:

Các loại trái cây như táo, lê, đu đủ, cam, dâu, việt quất… Hay rau xanh củ quả như súp lơ, cải xanh, cần tây, cà chua, cà rốt, bí xanh…

Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức khỏe xương khớp
Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

 Các loại nấm có tác dụng tốt trong chống viêm, chữa cơ thể suy nhược. Cũng như hỗ trợ điều trị chứng đau mỏi tay chân.

Bên cạnh đó, việc ăn kiêng cho người bệnh thoái hóa khớp gối cũng rất quan trọng nhằm giảm rủi ro ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp:

 Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga.

 Hạn chế thu nạp quá nhiều tinh bột, đường, chất tạo ngọt nhân tạo có trong bánh kẹo, các loại hoa quả sấy khô, mứt,…

 Thịt đỏ hay nội tạng động vật. Ví dụ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu… không tốt cho người bị thoái hóa khớp và cả những bệnh nhân mắc bệnh gout.

 Thức ăn nhanh chế biến sẵn có chứa chất béo công nghiệp, nhiều dầu mỡ, muối, chất phụ gia hay chất bảo quản như gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích, lạp xưởng, thịt muối…làm tăng tình trạng viêm khớp, đặc biệt là tăng cân (trọng lượng cơ thể càng tăng càng gây áp lực cho sụn khớp, bề mặt sụn khớp bị hư tổn nhanh hơn).

Một số lưu ý giúp kiểm soát triệu chứng thoái hóa khớp gối

 Giảm cân khi bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì: Khi tăng cân, sức nặng đè lên khớp gối càng lớn, càng khiến bộ phận này trở nên thoái hóa. Ngoài ra, những người béo phì chứa một lượng mỡ khá lớn, có các chất gây viêm xương khớp, làm tăng quá trình thoái hóa sụn khớp.

 Thường xuyên nấu ăn tại nhà và hạn chế việc ăn ngoài. Bởi vì, không phải thức ăn mua bên ngoài nào cũng an toàn vệ sinh. Đặc biệt với những món được chế biến sẵn không đúng với nhu cầu và điều kiện sử dụng của mình như nhiều chất béo không tốt cho cân nặng và xương khớp. Việc nấu và ăn cơm ở nhà giúp chúng ta chủ động hơn trong việc lựa chọn thực phẩm tốt cho sụn khớp, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, hữu ích cho sức khỏe.

 Dùng thực phẩm chức năng bổ sung: Glucosamine (kích thích tế bào sụn, hỗ trợ ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp, tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp)

Bạn có thể tìm mua thực phẩm chức năng FIRMAX sử dụng bổ sung hằng ngày để làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối, giúp xương chắc khỏe tại Phytex Farma là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đến từ châu âu uy tín, chất lượng cao.

Viên uống Thực phẩm chức năng glucosamine sulfate có thể giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp
Viên uống Thực phẩm chức năng glucosamine sulfate có thể giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp

FIRMAX có chứa Glucosamine Sulfate lên tới 1600mg dùng trong trường hợp chấn thương vùng gối, sụn bị vỡ gây viêm đau.

Muối Sulfate đóng vai trò quan trọng trong tái tạo và sửa chữa sụn quang khớp, còn bảo vệ ngăn ngừa sự viêm nhiễm lan rộng.

Xem thêm: Top bệnh xương khớp dễ mắc phải ở người Việt Nam

 

 

 

 

 

THOÁI HÓA KHỚP LÀ GÌ? CÁC DẠNG THƯỜNG GẶP

THOÁI HÓA KHỚP LÀ GÌ VÀ CÁC DẠNG THƯỜNG GẶP

Bệnh Thoái hóa xương khớp đang là vấn đề được bàn tán sôi nổi nhất trong thời gian vừa qua bởi bệnh lý này có thể dẫn đến suy giảm chức năng vận động, thậm chí gây bại liệt, tàn phế, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Ngày nay, điều đáng lo ngại là tỷ lệ ca mắc các loại bệnh xương khớp đang có chiều hướng gia tăng ở những người trẻ. Hãy cùng Phytex Farma tìm hiểu khái niệm và những dạng thường gặp của thoái hóa khớp.

Khái niệm

Thoái hóa khớp là căn bệnh xương khớp mạn tính có mối liên quan chặt chẽ đến tuổi tác bởi tỷ lệ mắc bệnh này đa số ở những người lớn tuổi.

Là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, cấu trúc bị phá vỡ. Các mô xung quanh bị tổn thương, suy giảm dịch khớp nhầy, dẫn đến các cử động tại nơi thoái hóa trở nên khó khăn.

Theo thống kê vài năm gần đây, mỗi năm có đến 70.000 – 80.000 lượt người đến khám tại phòng khám cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy

Các dạng thoái hóa khớp thường gặp

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

Dấu hiệu

♦ Khớp co cứng và khó cử động khi ở lâu một chỗ. Không còn linh hoạt

♦ Khớp gối sưng to, không duỗi thẳng được, không gập vào hết được

♦ Đau trong khớp gối hoặc mặt trước khớp gối, càng vận động thì cơn đau càng tăng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng

Các đốt sống thắt lưng có dạng hình cong có chức năng nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng tình trạng sụn khớp, đĩa đệm bị thoái hóa. Phần đốt sống có khả năng thoái hóa lớn nhất là L4-L5 và L5-S1. Vì đây là 2 vùng chịu trọng tải lớn nhất của cơ thể, và có chức năng vô cùng quan trọng trong vận động, di chuyển. Nên chúng rất dễ bị lão hóa.

Dấu hiệu

♦ Đau vùng lưng dưới, lan xuống mông và hai chi dưới làm người bệnh không cúi được

♦ Đau vùng gáy, lan xuống hai bên bả vai và cánh tay, gây tê cẳng tay và ngón tay

♦ Đi lại khó khăn, mất thăng bằng

♦ Yếu ở tay hoặc chân,…

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là sự suy thoái các đốt sống vùng cổ do nhiều nguyên nhân gây nên.

Dấu hiệu

♦ Vùng cổ vận động khó khăn do đau, vướng hoặc thậm chí vẹo cổ.

♦ Đau nhức vùng cổ sau rồi có thể lan ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán, 2 bên cánh tay

♦ Tê liệt hoặc mất cảm giác ở cánh tay.

♦ Thường xuyên bị cứng cổ sau khi ngủ dậy, gây đau khi di chuyển đầu, ho, hắt hơi.

♦ Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện là cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng

Là bệnh lý của tuổi tác và tình trạng bào mòn khớp kéo dài dẫn đến gây đau kéo dài, biến dạng vùng háng và có thể gây tàn tật vĩnh viễn.

Dấu hiệu

♦ Đi lại khó khăn

♦ Đau nhức vùng bẹn, lan rộng xuống đùi, có khi đau khớp gối, đau ra sau mông. Cơn đau dữ dội hơn khi đứng lên hoặc cử động nhiều.

♦ Các cử động sinh hoạt hằng ngày như đi vệ sinh,….gặp nhiều khó khăn.

♦ Phát ra âm thanh lục cục, lạo xạo

♦ Bị nóng, bị sưng khớp

Thoái hóa khớp bàn tay, bàn chân

Thoái hóa khớp ngón tay, ngón chân
Thoái hóa khớp ngón tay, ngón chân

Thường bị tác động lên vùng gốc của ngón tay, ngón chân. Biểu hiện bị sưng đau, co cứng tại vị trí đấy, hoặc bị cong vẹo khiến cho việc vận động cầm nắm hoặc đi lại khó khăn.

Như vậy, có thể thấy được rằng thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và lao động. Hãy tự trang bị kiến thức về vấn đề sức khỏe này là điều cần thiết để có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh, qua đó người bệnh có thể đạt được niềm vui trong cuộc sống hàng ngày mà không phải gặp bất kỳ trở ngại gì từ bản thân.

 

 

 

 

 

 

BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI VIỆT

BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Bệnh lý xương khớp hiện đang là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người Việt Nam, đặc biệt hơn là nhóm bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do tuổi tác (khoảng độ 40 tuổi trở lên), sai tư thế, lao động nặng,… là những nguyên nhân gây ra.

THOÁI HÓA KHỚP (OA)

Đặc điểm nhận diện bênh lý thoái hóa khớp
Đặc điểm nhận diện bênh lý thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính và là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất có đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương). Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn và ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trước đây, bệnh thường xảy ra đối với người già, càng về sau càng trẻ hóa.

Các vùng khớp dễ bị thoái hóa nhất phải kể đến như:

♦ Khớp gối

♦ Khớp háng

♦ Khớp ngón tay

♦ Khớp vai

♦ Khớp cổ chân

♦ Cột sống lưng và cổ

Nguyên nhân thoái hóa khớp:

Nguyên nhân thoái hóa khớp đầu tiên và quan trọng nhất là liên quan đến tuổi tác, chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở nam giới thường từ 40 tuổi, có thể dưới 40 do chấn thương hoặc thay đổi khi giải phẫu và nữ giới từ 40 đến 70 tuổi.

Quá trình lao động, sai tư thế

Với những người làm các công việc mang vác nặng, ngồi hoặc đứng lâu ở một vài tư thế cố định… rất dễ mắc bệnh. Nó khiến cho áp lực mà phần sụn khớp cũng như phần đĩa đệm phải chịu tăng dần. Đặc biệt, là trong thời gian dài nó sẽ khiến cho các sụn khớp bị tổn thương, yếu đi, dẫn đến thoái hóa. Hầu như các đối tượng trẻ tuổi có thói quen nằm ngủ với gối cao, hoặc ngủ ít trở mình,… có nguy cơ mắc cao.

Thể dục thể thao quá độ, sai tư thế

Thoái hóa khớp cũng có thể bắt nguồn từ những môn thể thao cần đến sức mạnh, bền bỉ như đá bóng, quần vợt, nhảy cao, nhảy xa khiến xương khớp nhận sức ép quá lớn. Bên cạnh đó, các chấn thương cũng thường hay xảy ra.

Chế độ ăn uống

Việc ăn uống thiếu hoặc thừa chất cũng có nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp vì không đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng để hoạt động trơn tru.

Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa khớp

Triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp nhất là đau, cứng khớp, sưng khớp, khớp bị biến dạng, hạn chế vận động.

VIÊM KHỚP

Viêm khớp
Viêm khớp

Người mắc bệnh viêm khớp sẽ bị sưng, đau của một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Các triệu chứng chính của bệnh là đau và cứng khớp, thường nặng dần theo thời gian.

Các loại viêm khớp:

♦ Viêm khớp dạng thấp

♦ Thoái hóa khớp

♦ Viêm khớp nhiễm khuẩn

♦ Viêm cột sống dính khớp

♦ Lupus ban đỏ hệ thống

♦ Đau cơ xơ hóa

♦ Viêm khớp vảy nến

♦ Viêm khớp phản ứng

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

Nguyên nhân là do làm việc vận động, lao động quá sức, tuổi tác, do chấn thương vùng lưng, yếu tố di truyền, các bệnh lý bẩm sinh,…

Triệu chứng điển hình là tình trạng đau nhức, tê chân tay, hạn chế khi vận động…

BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương
Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương liên tục mỏng dần. Khi xảy ra bệnh, xương sẽ giòn hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tuổi càng cao thì quá trình tạo xương, hủy xương sẽ càng dễ xảy ra rối loạn và cuối cùng dẫn tới giảm mật độ xương.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương là lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone ở nam giới.

Triệu chứng bệnh loãng xương gồm: đau nhức đầu xương, đau cột sống, thắt lưng hoặc 2 bên liên sườn, dáng đi khom, gù lưng, giảm chiều cao,….

THỰC PHẨM TỐT CHO XƯƠNG KHỚP

Trứng: lòng đỏ trứng chứa mộ lượng canxi đáng kể, ngoài ra còn chứa các axit amin thiết yếu giúp xương chắc khỏe

Sữa chua: cung cấp vitamin D và canxi (khoảng 30% canxi)

Sữa đậu nành: nhờ lượng phytoestrogen trong sữa đậu hành giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn

Cá: các loại cá béo như (cá mòi, cá hồi, cá ngừ) và cá da trơn như (cá trê, cá basa, cá lăng) chứa khá nhiều canxi và vitamin D

Bên cạnh đó, việc kết hợp với viên uống FIRMAX giúp giảm viêm khớp – phục hồi sụn khớp. Chất lượng được nhập khẩu từ Pháp do Phytex Farma phân phối:

  

FIRMAX chứa hàm lượng lớn Glucosamine Sulfate lên tới 800mg đóng vai trò kháng viêm, tái tạo và sửa chữa, phục hồi sụn quanh khớp trong trường hợp chấn thương (đặc biệt vùng đầu gối). Hỗ trợ uốn cong đầu gối dễ dàng hơn sau điều trị.

© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ