Bệnh Gút

Gút (Gout) là gì? Nguyên nhâu, dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh Gút là một dạng của viêm khớp, gây ra những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày rất khó khăn. Bệnh tiến triển kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị. Cùng phytex tìm hiểu nhé!

Gút là gì?

Dấu hiệu của bệnh gút
Dấu hiệu của bệnh gút

Bệnh gút (tên tiếng Anh là gout) là một dạng viêm khớp gây sưng đau, nóng đỏ tại các khớp, thường khởi phát ở ngón chân cái hoặc chi dưới. Gút thường được phân loại thành thể cấp và mạn tính. Nếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gout còn được chia thành thể nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.

Theo thống kê, cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2-5 người bị viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Gút được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.

Bệnh gút được phân thành 2 loại

Cơn gút cấp

Đây là giai đoạn giữa của các đợt cấp, với các dấu hiệu điển hình người bệnh thấy khớp đau dữ dội và ngày càng tăng, khoảng tái phát các đợt cấp thường không xác định, có thể vài tháng, hoặc vài năm tùy thuộc vào quá trình điều trị cũng như việc cân bằng lối sống của bệnh nhân.

Theo thống kê, có khoảng 62% trường hợp bị tái phát trong năm đầu tiên, 16% trong 1-2 năm, 11% trong 2-5 năm, và 7% không tái phát trong 10 năm trở lên. Thời gian này, các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng và tích tụ trong các mô cơ thể.

Triệu chứng điển hình của gút cấp

♦ Đau nhức dữ dội, có mức độ nặng nề hơn đau do thoái hóa và viêm khớp dạng thấp

♦ Khớp sưng, nóng, đỏ

♦ Triệu chứng có thể bùng phát và kéo dài trong vòng 6-24 giờ.

♦ Các cơn đau ảnh hưởng tới giấc ngủ, khó khăn trong việc đi lại.

♦ Triệu chứng có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau 3-10 ngày.

♦ Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, có thể sốt đến 38-38,5 độ C.

Cơn gút mạn

Nhận biết bệnh gout mạn tính
Nhận biết bệnh gout mạn tính

Đây là bệnh gây nhiều phiền toái và suy nhược cho người bệnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân xuất hiện những hạt tophi lớn xung quanh các khớp, thậm chí ở trong các mô cơ, trong thận gây tổn thương nghiêm trọng ở khớp và thận, nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính.

Triệu chứng điển hình của gút mạn

♦ Các cơn đau diễn ra từ từ và kéo dài hơn so với gút cấp tính.

♦ Tần suất cơn đau dày đặc và mức độ đau dữ dội hơn.

♦ Xuất hiện các hạt tophi ở nhiều vị trí trên cơ thể như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân, lòng mạch máu, thậm chí cả van tim.

♦ Gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở xương khớp, biến dạng sụn khớp.

♦ Suy giảm chức năng thận do lượng acid uric dư thừa gây nên.

Nguyên nhân gây ra gút

Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân.

Nguyên nhân nguyên phát: thường không xác định được. Thường ảnh hưởng bởi chế độ ăn giàu purin như: ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, uống nhiều rượu bia…Thống kê cho thấy, gout nguyên phát có 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Nguyên nhân thứ phát: do nhiều yếu tố bao gồm nguyên nhân di truyền (rất hiếm gặp và do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai). Người ta ghi nhận nguyên nhân của bệnh lý suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận… gây ra các biểu hiện của bệnh gout.

Bên cạnh đó, những người hay sử dụng thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc xương khớp, thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamid),… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

Điều trị gút như thế nào?

Nguyên tác chẩn đoán và điều trị gút
Nguyên tác chẩn đoán và điều trị gút

Nguyên tắc điều trị Gút

Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.

Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gút chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gút có nốt tophi.

Sử dụng thuốc làm giảm cơn đau gút cấp

Một số loại thuốc thường được dùng để ức chế cơn đau gút cấp tính, giảm sưng viêm các khớp gồm:

– Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID)

– Thuốc giảm đau chống viêm colchicine, corticosteroid

– Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric, thuốc làm tăng đào thải acid uric,…

Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp này được chỉ định khi tình trạng gout nặng, các biến chứng đã xảy đến như loét các khớp, bội nhiễm các nốt tophi hoặc các nốt tophi quá lớn làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.

Trên đây là những thông tin nêu ra cho mọi người cùng tìm hiểu, biết cách phát hiện kịp thời và xử lý. Không nên để tình trạng như trên kéo dài, hãy đến cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện để nhận được tư vấn điều trị của bác sĩ.

 

 

© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ