CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN E VỚI SẮC ĐẸP CỦA PHỤ NỮ

Vitamin E là chất chống oxy hóa, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là với sắc đẹp của chị em phụ nữ.

1. Uống vitamin E có tác dụng gì?

Uống vitamin E sẽ giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin E hoặc điều trị bệnh cần bổ sung vitamin E. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, rất quan trọng đối với cơ thể.

Vitamin E giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Tình trạng da khô sạm, nhăn nheo, thiếu sức sống, tóc khô và dễ gãy rụng thường là do thiếu vitamin E gây nên. Do đó, trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da và tóc, nhà sản xuất thường đưa vitamin E vào trong thành phần.

Thường ngày, da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ bị các tia cực tím hủy hoại, làm da trở nên đen sạm, mất tính đàn hồi, da trùng xuống khiến khuôn mặt trở nên già đi. Ngoài 30 tuổi, mức độ lão hóa da càng cao, các gốc tự do dư thừa sẽ khiến da nhanh chóng bị tổn thương. Bổ sung vitamin E là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng trên, giảm tiến trình lão hóa, mang đến vẻ đẹp trẻ trung, đặc biệt là với chị em phụ nữ.

Phụ nữ có thai uống vitamin E sẽ giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin E giúp tử cung của em bé gái phát triển và hạn chế tình trạng teo tinh hoàn ở em bé trai. Ngoài ra, vitamin E còn góp phần làm giảm tỷ lệ sinh non hoặc sảy thai, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai sẽ bị rạn da, da xấu đi trông thấy. Bổ sung vitamin E khi mang thai sẽ giúp làn da của mẹ bầu đẹp hơn, ngăn ngừa, hạn chế rạn da, giúp mẹ bầu tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vitamin E rất có lợi cho phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Phụ nữ trong giai đoạn này sẽ gặp các triệu chứng bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt… Vitamin E sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn, ổn định tâm lý.

Với trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên, sử dụng vitamin E sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau bụng kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

 

2. Uống vitamin E có tác dụng phụ không?

Vitamin E khá an toàn đối với cơ thể con người. Vitamin E dư thừa sẽ được cơ thể nhanh chóng đào thải ra ngoài, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe, không có tác dụng phụ khi sử dụng đúng liều.

Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 100 – 400 IU vitamin E/ngày. Nếu sử dụng vitamin E liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường thấy bao gồm:

  • Người mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Phát ban dạng nhẹ

Một số tác dụng phụ nặng hơn có thể gặp phải khi sử dụng vitamin E như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Suy nhược cơ thể
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu, choáng váng, ảnh hưởng đến thị lực
  • Người không còn sức lực, cảm giác muốn ngất xỉu
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu

Các triệu chứng này có thể biến mất khi bạn ngưng sử dụng vitamin E. Nếu đã ngưng dùng mà vẫn không đỡ hoặc gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng vitamin E cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có nên tiếp tục uống hay không.

Liều lượng vitamin E quá liều không những không giúp cản trở quá trình lão hóa của da và tóc mà còn thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn bằng cách phá hủy các chất chống oxy hóa.

Người đang sử dụng vitamin E dài ngày cũng cần lưu ý đến tương tác của thuốc với một vài thuốc khác. Vitamin E có thể đối kháng với vitamin K và làm tăng thời gian đông máu. Uống vitamin E chung với aspirin có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu. Uống vitamin E liều hơn 400IU/ngày kéo dài, kết hợp với estrogen có thể gây ra huyết khối.

Do đó, khi sử dụng vitamin E cần lưu ý liều lượng, hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên lạm dụng vitamin E.

3. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E

Ngoài bổ sung vitamin E bằng dạng thuốc tổng hợp, bạn có thể bổ sung vitamin E qua thực phẩm ăn uống hàng ngày. Đây là cách bổ sung vitamin E an toàn và hiệu quả nhất.

Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như: mầm lúa mì, dầu hướng dương, đậu nành, mầm thóc, giá đỗ, các loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả… Cụ thể:

  • Rau cải xanh: Rau cải xanh chứa nhiều vitamin E, vitamin A, vitamin C, folate rất tốt cho cơ thể
  • Bơ: Trung bình một quả bơ chứa khoảng 4mg vitamin E
  • Hạnh nhân: Trong 100g hạnh nhân có khoảng hơn 26mg vitamin E. Do đó, bạn có thể dùng hạnh nhân tươi, sữa hạnh nhân… mỗi ngày để bổ sung vitamin E cho cơ thể
  • Củ cải: Củ cải chứa khoảng 17% lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể trong một ngày
  • Hạt dẻ: Hạt dẻ là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào cho cơ thể
  • Rau bina: Ngoài vitamin E, rau bina còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác, giúp ích cho quá trình làm đẹp của chị em phụ nữ…

Nhu cầu vitamin E hàng ngày của một người lớn là khoảng 15mg. Chú ý kết hợp các thực phẩm giàu vitamin E trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết mà không cần sử dụng thêm vitamin E dạng uống tổng hợp. Trừ các đối tượng đặc biệt như: người bị bệnh cần bổ sung vitamin E, người bị khô da, người mắc bệnh tim mạch, ung thư, phụ nữ có thai…

4. Cách bổ sung vitamin E hiệu quả nhất

Vitamin E là vitamin tan trong dầu (mỡ), quá trình hấp thụ vitamin E diễn ra ở phần giữa của ruột non, có quan hệ mật thiết với quá trình tiêu hóa mỡ và cần phải có muối mật, men lipase của tụy hấp thu cùng lúc với các chất béo, qua đường bạch huyết đến hệ tuần hoàn. Vì thế, để hấp thụ vitamin E một cách hiệu quả nhất cần phải có đủ chất béo, dầu mỡ. Ví dụ, giá đỗ chứa rất nhiều vitamin E, nhưng nếu ăn giá sống thì lượng vitamin E mà cơ thể hấp thụ được là rất ít. Nếu bạn ăn giá trộn dầu ăn hoặc giá xào thì cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều hơn.

5. Những lưu ý khi bổ sung vitamin E

Vitamin E rất tốt cho cơ thể và khá an toàn khi sử dụng nhưng cũng không nên lạm dụng vitamin E với mục đích làm đẹp vì có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu bổ sung vitamin E liều cao trong thời gian dài gây dư thừa vitamin E sẽ khiến triệu tiêu các chất chống oxy hóa, tổn hại đến các tế bào. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng vitamin E liều cao còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể dẫn đến tử vong.

Không nên bổ sung vitamin E kéo dài. Phụ nữ sau 30 tuổi bổ sung vitamin E với mục đích làm đẹp cũng chỉ nên uống trong vòng 1 – 2 tháng, sau đó ngưng một thời gian rồi mới sử dụng tiếp.

Không phải ai cũng nên bổ sung vitamin E tổng hợp bởi lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể mỗi ngày có thể bổ sung dễ dàng qua các thực phẩm ăn uống. Chỉ những người bị bệnh, da khô sạm, tóc khô dễ gãy, hoặc người có chỉ định của bác sĩ mới nên uống vitamin E, nhất là các bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, ung thư, suy thận… Người khỏe mạnh bình thường nên bổ sung vitamin E bằng thực phẩm.

Khi uống vitamin E cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo của nhà sản xuất, chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian phù hợp, đặc biệt là với vitamin E dạng dung dịch.

Vitamin E dạng bôi chỉ nên sử dụng với những người bị da khô, da lão hóa. Nếu bôi vitamin E lên da nhờn có thể gây mụn.

ĐẶC BIỆT Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống cân bằng nội tiết tố nữ Iri’s Women với hàm lượng cao tinh dầu hoa anh thảo kết hợp cùng rễ Maca( còn gọi là sâm Angela) – Thiên Môn Chùm ( hay Shatavari) – Trinh nữ châu Âu – Vitamin E và Kẽm giúp hỗ trợ cân bằng Estrogen nội sinh mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi ,an toàn, hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% dành cho phái đẹp !

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/iris-women/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

BỔ SUNG SẮT – ĐÚNG CÁCH VÀ ĐÚNG NHU CẦU

Sắt là một nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, tuy nhiên vai trò của nó lại cực kỳ quan trọng. Thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con người. Do đó bổ sung sắt như thế nào cho hợp lý là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy cùng Phytex Farma giải đáp thắc mắc trên cho mọi người nhé.

1. Vai trò của sắt đối với con người

Sắt cần thiết cho sự tạo thành hem (thành phần của hồng cầu) và các enzym khác. Khoảng 75 – 90% lượng sắt của toàn cơ thể nằm trong huyết sắc tố của hồng cầu tuần hoàn. Trong 1ml khối hồng cầu có khoảng 1mg sắt. Sắt được vận chuyển trong huyết tương bằng cách gắn với transferrin (protein vận chuyển sắt). Dự trữ sắt chủ yếu ở gan dưới dạng ferritin, ngoài ra sắt còn được dự trữ ở dạng hemosiderin trong đại thực bào.

Sắt trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn. Quá trình hấp thu sắt từ thức ăn xảy ra ở dạ dày, tá tràng và phần trên của ruột non. Chuyển hóa sắt được cân bằng giữa hấp thu và mất đi (khoảng 1mg/ngày).

Sắt tham gia vào nhiều chức năng sống, điển hình là chức năng hô hấp và chức năng miễn dịch của con người.

2. Những lý do thiếu sắt thường gặp:

  • Thiếu dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cung cấp các thực phẩm chứa sắt trong bữa ăn. Nguyên nhân này hiếm khi gặp ở người lớn.
  • Giảm hấp thu sắt sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày hoặc do rối loạn tiêu hóa.

Tăng nhu cầu:

  • Phụ nữ có thai.
  • Bà mẹ cho con bú.
  • Trẻ em trong giai đoạn phát triển.

Mất máu:

  • Mất máu cấp tính: Do chấn thương, tai nạn, cho máu.
  • Máu máu kéo dài: Kinh nguyệt nhiều, kéo dài hoặc do giun móc, giun lươn, hoặc do xuất huyết da dày – ruột…

3. Hậu quả của thiếu sắt

Hậu quả dễ thấy nhất của thiếu sắt là thiếu máu nhược sắc mức độ nhẹ và vừa. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như:

  • Người hay mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể (máu thực hiện chức năng này). Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
  • Khó thở khi gắng sức.
  • Nhịp thở nhanh.
  • Có thể bệnh nhân có triệu chứng ăn dở: Tức là thèm ăn những thức ăn không bình thường.
  • Giai đoạn đầu bệnh nhân có biểu hiện giảm dự trữ sắt: Ferritin huyết thanh thấp, khả năng gắn sắt toàn phần của huyết thanh tăng lên, thể tích trung bình hồng cầu bình thường.
  • Giai đoạn sau biểu hiện dự trữ sắt bị thiếu hụt trầm trọng: Ferritin huyết thanh thấp (dưới 30 mcg/dl), giảm rõ rệt các chỉ số thể tích trung bình hồng cầu, lượng hemoglobin trung bình hồng cầu, nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu, hồng cầu nhỏ, nhạt màu. Trong những trường hợp nặng có sự thay đổi kích thước hồng cầu, hồng cầu không đều, hồng cầu bị biến dạng.
  • ​Đối với trẻ em, khi thiếu sắt còn dẫn đến hậu quả chậm biết nói, chậm biết ngồi, chậm biết đi.

4. Nhu cầu sắt đối với cơ thể

Nhu cầu sắt hàng ngày đối với nam và nữ khác nhau, thông thường, mỗi ngày nam giới cần 1mg, nữ giới cần 1,6 – 2mg. Đối với trẻ mới sinh, trong cơ thể chúng đã có một lượng sắt dự trữ từ trong bào thai khoảng 0,25g. Ở trẻ sinh non, sinh già tháng, suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g.

Người ta ước tính được rằng trong thời kỳ mang thai và 6 tháng đầu cho con bú, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt (bao gồm: cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg).

5. Bổ sung sắt đúng cách

5.1 Bổ sung sắt bằng thực phẩm

Nguồn thực phẩm cung cấp sắt như tiết bò, thịt bò, men bia khô, trứng gà, cua biển, đậu nành…mỗi loại có chứa một hàm lượng sắt khác nhau. Ví dụ trong 100g tiết bò, lượng sắt chiếm đến 52mg…

Sắt có trong cả thực vật và động vật nhưng hàm lượng sắt trong động vật nhiều hơn, đặc biệt là các loài động vật sống trên cạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Cơ thể mỗi người hấp thu được 10 – 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật. Tính trung bình cơ thể chỉ hấp thu được 10%. Chính vì vậy, muốn đủ lượng sắt cung cấp mỗi ngày cần ăn lượng sắt gấp 10 lần khuyến cáo từ thực phẩm.

Cần lưu ý: Hạn chế ăn các thực phẩm quá giàu phospho vì gây kết tủa sắt, dẫn đến hấp thu sắt bị suy giảm. Tăng cường ăn thực phẩm giàu Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) vì chúng giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.

5.2 Bổ sung sắt bằng thuốc

Khi cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên tắc đầu tiên là cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi cơ thể phục hồi đủ lượng sắt đạt mức bình thường mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên bổ sung chế phẩm sắt kết hợp Acid Folic.

Tác dụng phụ của thuốc sắt là gây táo bón, do đó để hạn chế tình trạng này, trong một số viên sắt có thêm các thành phần dược liệu có tính nhuận tràng.

ĐẶC BIỆT Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm Viên uống bổ sung sắt EFEN – xuất xứ từ Pháp – thành phần chính gồm Sắt Fumarate kết hợp cùng axit Folic, Vitamin C và Inulin đem đến sự tiện lợi và tối ưu hấp thụ tốt nhất cho sức khỏe của quý khách hàng !

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/efen/  hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ