Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò và sự cần thiết của loại khoáng chất này đối với sức khỏe. Trong bài viết sau, hãy cùng Phytex Farma tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của sắt trong các hoạt động của cơ thể và những lưu ý khi bổ sung.
SẮT LÀ GÌ?
Sắt là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, quan trọng trong trao đổi điện tử. Nó là một yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA. Các tiến trình có hiệu quả cho phép các cơ thể sống vận chuyển và dự trữ nguyên tố kém hoà tan nhưng có tính hoạt động cao này.
Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome ( những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể). Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai.
CÔNG DỤNG CỦA SẮT
Sắt có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu
Vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp (Hb)
Dự trữ oxy cho cơ (myoglobin)
Vận chuyển electron (cytochrom, mitochondrial dehydrogenase)
Hô hấp tế bào (catalase, peroxydase)
Tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch.
Sắt còn là thành phần của một số men quan trọng
Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ.
BIỂU HIỆN THIẾU SẮT
Khi bị thiếu sắt, trẻ em có các biểu hiện da xanh, mệt mỏi, kém hoạt động, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai thì dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ làm tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sẩy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non. Ở nước ta, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở trẻ em, phụ nữ, nhất là ở phụ nữ có thai.
THIẾU CHẤT SẮT ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?
Cơ thể không nhận đủ chất sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Các triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu là mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và da nhợt nhạt.
Nghiên cứu cho thấy, một số người dễ bị thiếu sắt hơn những người khác. Nguy cơ bị thiếu sắt cao hơn được khuyến nghị bổ sung thêm chất sắt từ nguồn thực phẩm hoặc chất bổ sung, gồm những đối tượng sau:
Người đang có kinh nguyệt.
Người đang mang thai hoặc cho con bú.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
Người thường xuyên hiến máu.
Người bị lở loét.
Người từng trải qua phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật giảm cân.
Người ăn chay, thuần chay hoặc những người bị thiếu sắt heme (chất sắt có trong thịt và hải sản) vì cơ thể không thể hấp thụ sắt có trong thực vật cũng như từ thịt trong chế độ ăn uống.
Người bị suy thận (trường hợp đang chạy thận nhân tạo có thể loại bỏ sắt khỏi cơ thể).
Người bị rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc viêm loét đại tràng… khiến cơ thể không thể hấp thụ chất sắt bình thường.
Uống quá nhiều thuốc kháng axit khiến cơ thể không hấp thụ được chất sắt.
Người tập thể dục ở cường độ cao có thể phá hủy các tế bào hồng cầu.
Thiếu sắt còn thường xảy ra ở các tình trạng sức khỏe như:
Bệnh ung thư.
Bệnh rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
Suy tim.
Bệnh thận khi đang chạy thận nhân tạo.
Sử dụng thuốc kháng axit lâu dài.
NHU CẦU BỔ SUNG SẮT
Nhu cầu sắt tăng lên có thể đáp ứng được nhờ chế độ ăn giàu sắt giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở một số nước đang phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn thực phẩm nguồn động vật có lượng sắt giá trị sinh học cao rất thấp và khẩu phần hàng ngày chủ yếu gồm các thực phẩm nguồn gốc thực vật nên nguy cơ bị thiếu sắt cao.
Rất hiếm gặp tình trạng thừa sắt do tiêu thụ thực phẩm nhờ cơ chế tự điều hòa chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên có thể gặp tình trạng tích lũy gây thừa sắt ở những bệnh nhân phải truyền máu thường xuyên trong các bệnh thiếu máu huyết tán. Thừa sắt hay Hemochromatosis là một rối loạn gây ra bởi sự hấp thu quá nhiều sắt từ thực phẩm mà bạn tiêu thụ, dẫn đến tập trung quá nhiều sắt trong máu. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi cơ thể bạn không có các để loại bỏ lượng sắt dư thừa. Sắt dư thừa sẽ tích lũy lại ở: gan, tim, tụy và các khớp.
Trong cơ thể, nhu cầu sắt hàng ngày bình thường để tạo hồng cầu là 20-25mg sắt. Tuy nhiên hầu như toàn bộ lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu đều được tái sử dụng từ quá trình phân huỷ hồng cầu già. Do đó chỉ cần 1mg sắt/ngày là đủ bù lại lượng sắt mất đi qua phân, nước tiểu, mồ hôi và tế bào biểu mô bong ra.
Bảng Nhu cầu Sắt khuyến nghị
Nhu cầu về sắt được áp dụng theo khuyến nghị của FAO/WHO 2004, SEA-RDAs 2005 được đưa ra trong bảng 19. Nhu cầu được tính toán dựa trên bốn cấp độ giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn và thay đổi nhu cầu sắt ở phụ nữ có kinh nguyệt và hiệu chỉnh theo cân nặng nên có của người Việt Nam.
Nguồn:
FAO/WHO. Vitamin and mineral requirementsin human nutrition.A report of a joint FAO/WHO expert consultation. Bangkok: FAO/WHO; 2004 [47],
International Life Science Institute (ILSI, 2005). South Asia Region. Recommended Dietary Allowwances: Harmonization in South East Asia. Asia, Current Status and Issues. [17]
** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.
*** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.
**** Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.
CÁCH BỔ SUNG SẮT
Để tránh tình trạng thiếu sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau xanh, các loại bột ngũ cốc đã được bổ sung sắt. Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách uống bổ sung viên thuốc có chứa sắt (sắt thường dùng là sắt II fumarat). Riêng đối với phụ nữ có thai, ngoài ăn chế độ ăn giàu dưỡng chất, cần uống bổ sung viên vừa chứa sắt và vừa cả acid folic trong suốt thai kỳ cho đến sau sinh một tháng (cần bổ sung acid folic để phòng dị tật ống thần kinh cho thai nhi).
Khi dùng các loại thuốc để bổ sung sắt cần lưu ý, nên uống kèm theo vitamin C hoặc uống các loại nước quả chua như nước cam, nước chanh để sắt dễ được hấp thu. Không uống thuốc có chứa sắt chung với nước trà (chè) do trà có chứa chất tanin cản trở sự hấp thu của sắt. Không uống chung với thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng như maalox, stomafao hoặc kháng sinh tetracyclin vì như thế sắt sẽ không được hấp thu. Sau khi uống thuốc chứa sắt, phân sẽ có màu đen (là màu đen của sắt). Đây là dấu hiệu bình thường không có gì phải lo lắng.
ĐẶC BIỆTPhytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm Viên uống bổ sung sắt EFEN– xuất xứ từPháp – thành phần chính gồm Sắt Fumarate kết hợp cùng axit Folic, Vitamin C và Inulin đem đến sự tiện lợi và tối ưu hấp thụ tốt nhất cho sức khỏe của quý khách hàng !
Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/efen/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.
Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và một phần ở tuyến thượng thận, nhau thai,… Nhờ có nội tiết tố nữ nên phụ nữ có điểm nhận dạng riêng biệt so với cánh mày râu.
Hai nội tiết tố nữchính gồm estrogen và progesterone. Phụ nữ cũng sản xuất một lượng nhỏ testosterone (thường coi là nội tiết tố nam) và nam giới cũng có một lượng nhỏ estrogen và progesterone. Hầu hết nội tiết tố nữ được sản xuất từ buồng trứng trong cơ thể họ và nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ ngay từ tuổi dậy thì và giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng và làn da của phụ nữ ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, nhiều estrogen sẽ được sản xuất với nhau thai và giúp ích cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra, estrogen cũng chịu một phần trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch cho phụ nữ. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm, các chị em sẽ mất đi những lợi ích này, làn da và mái tóc cũng sẽ thay đổi mỏng và khô hơn.
Progesterone ít phổ biến hơn estrogen. Progesterone chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung làm phát triển dày hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có thai, progesterone do buồng trứng và nhau thai sản xuất sẽ đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ em bé phát triển. Đồng thời, trong kỳ kinh nó cũng giảm vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung mới mỗi tháng.
VAI TRÒ CỦA NỘI TIẾT TỐ NỮ
Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Khi nội tiết tố nữ dao động trong một chu kỳ bình thường sẽ tác động khác nhau đến tâm trạng và sức khỏe của phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng và sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố.
TÁC DỤNG CỦA NỘI TIẾT TỐ NỮ
Tác dụng của nội tiết tố nữ là gì? Nội tiết tố nữ có tác dụng lớn trong việc tác động đến yếu tố sức khỏe, sinh lý, ngoại hình của chị em.
1. Tuổi dậy thì
Nữ giới thường bước vào tuổi dậy thì từ 8 – 13 tuổi. Ở tuổi dậy thì, tuyến yên bắt đầu sản xuất lượng lớn hormone (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích sản xuất estrogen và progesterone.
Nồng độ estrogen và progesterone tăng và bắt đầu phát triển các đặc điểm gồm:
Phát triển vòng 1.
Mọc lông ở nách, chân và vùng kín.
Tăng chiều cao.
Tăng lưu trữ chất béo ở mông, hông và đùi.
Mở rộng xương chậu và hông.
Tăng sản xuất dầu cho da.
2. Hành kinh
Kinh nguyệt xảy ra bất kỳ lúc nào từ 8 – 15 tuổi. Sau đó, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đến khi mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày nhưng có thể thay đổi trong khoảng 24 – 38 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có ba giai đoạn tương tự với sự thay đổi nội tiết tố:
2.1. Giai đoạn nang trứng
Thời điểm đánh dấu một kỳ kinh nguyệt mới là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Trong một khoảng thời gian, máu lẫn mô từ tử cung thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Lúc này, nồng độ estrogen và progesterone rất thấp làm thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh.
Tuyến yên cũng giải phóng FSH, LH làm tăng nồng độ estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Mỗi nang chứa một quả trứng. Sau vài ngày, một nang trội sẽ xuất hiện ở mỗi buồng trứng. Các nang trứng còn lại sẽ được buồng trứng hấp thụ.
Nang trội tiếp tục phát triển, tạo ra nhiều estrogen hơn. Sự gia tăng estrogen kích thích giải phóng endorphin làm tăng mức năng lượng và tâm trạng được cải thiện. Estrogen làm phong phú nội mạc tử cung để chuẩn bị cho một thai kỳ tiềm năng.
2.2. Giai đoạn rụng trứng
Trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ estrogen và LH trong cơ thể đạt đến đỉnh điểm khiến một nang trứng vỡ ra và giải phóng trứng khỏi buồng trứng.
Sau khi rời buồng trứng, một quả trứng tồn tại trong khoảng 12 -24 giờ. Sự thụ tinh của trứng chỉ xảy ra trong khung thời gian này.
2.3. Giai đoạn hoàng thể
Trong giai đoạn hoàng thể, thông qua ống dẫn trứng, trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Nang trứng bị vỡ, progesterone được giải phóng, làm dày niêm mạc tử cung và sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Khi trứng đến cuối ống dẫn trứng sẽ bám vào thành tử cung.
Nồng độ estrogen và progesterone suy giảm vì trứng không thụ tinh. Dấu mốc của sự khởi đầu tuần tiền kinh nguyệt. Cuối cùng, trứng không được thụ tinh và niêm mạc tử cung bong ra kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
3. Thai kỳ
Quá trình mang thai bắt đầu từ thời điểm trứng đã thụ tinh làm tổ trong thành tử cung của một người. Sau khi cấy ghép, nhau thai bắt đầu phát triển và sản xuất một số hormone gồm progesterone, relaxin và gonadotropin màng đệm ở người (hCG).
Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nồng độ progesterone tăng đều đặn khiến cổ tử cung dày lên và hình thành nút nhầy. Việc sản xuất relaxin ngăn chặn các cơn co thắt trong tử cung đến khi kết thúc thai kỳ, thư giãn dây chằng và gân trong khung chậu.
Nồng độ hCG tăng trong cơ thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone. Sự gia tăng nhanh chóng lượng hormone này dẫn đến các triệu chứng mang thai sớm như buồn nôn, nôn và đi tiểu thường xuyên.
Nồng độ estrogen và progesterone tiếp tục tăng trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Các tế bào trong nhau thai sẽ bắt đầu sản xuất hormone Human placental lactogen (HPL). HPL điều chỉnh quá trình trao đổi chất của phụ nữ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.
Nồng độ hormone giảm khi quá trình mang thai kết thúc và dần về lại mức trước khi mang thai. Khi người mẹ cho con bú, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, ngăn xảy ra rụng trứng.
4. Tiền mãn kinh và mãn kinh
Mãn kinh là khi ngừng kinh nguyệt và không còn khả năng mang thai. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi dẫn đến thời kỳ cuối cùng của phụ nữ. Trong quá trình chuyển đổi, nồng độ hormone dao động lớn khiến phụ nữ gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh gồm:
Kinh nguyệt không đều.
Nóng bừng.
Khó ngủ.
Thay đổi tâm trạng.
Khô âm đạo.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 2 – 8 năm. Phụ nữ đến tuổi mãn kinh khi đã trải qua một năm không có kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh, buồng trứng chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ estrogen và progesterone.
Nồng độ estrogen thấp hơn làm giảm ham muốn, mất mật độ xương nên dễ loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
5. Tình dục và cách tránh thai
Estrogen, progesterone và testosterone ảnh hưởng đến tình dục. Mức độ estrogen cao tăng ham muốn còn tăng progesterone thì sẽ ngược lại. Ngoài ra, nồng độ testosterone thấp cũng giảm ham muốn tình dục ở một số phụ nữ.
NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ NỮ
Mất cân bằng nội tiết tố là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Vì lý do này, người có các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng hoặc tái phát cần báo với bác sĩ.
Nguyên nhân tiềm ẩn của sự mất cân bằng nội tiết tố gồm:
Hội chứng buồng trứng đa nang.
Suy buồng trứng nguyên phát.
Kiểm soát sinh sản nội tiết tố.
Liệu pháp thay thế hormone.
Trọng lượng cơ thể dư thừa.
Bệnh ung thư buồng trứng.
TRIỆU CHỨNG THAY ĐỔI NỘI TIẾT TỐ NỮ
Cân bằng nội tiết tố đối với sức khỏe rất quan trọng. Nếu mất cân bằng lâu sẽ gây nên một số triệu chứng và tình trạng gồm:
Thay đổi làn da như mụn.
Rối loạn kinh nguyệt.
Suy giảm ham muốn, khô âm đạo.
Dễ mắc bệnh phụ khoa.
Tăng huyết áp bất thường.
Mất dáng.
Tuy nhiên, sự mất cân bằng nội tiết tố nữ đôi khi là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng hơn như:
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ. PCOS khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều và cản trở khả năng sinh sản.
Rậm lông: tình trạng lông mọc nhiều trên mặt, ngực, bụng và lưng do quá nhiều nội tiết tố nam và đôi khi là triệu chứng của PCOS.
Các bệnh cơ bản khác bao gồm:
Yếu sinh lý.
Sảy thai hay mang thai bất thường.
Đa thai (sinh đôi, sinh ba,…).
Khối u buồng trứng.
PHÒNG NGỪA MẤT CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ NỮ
1. Ngủ đủ giấc
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong cân bằng nội tiết tố nữ là giấc ngủ. Mức độ của một số hormone có thể tăng hoặc giảm trong suốt cả ngày để đáp ứng với các vấn đề như chất lượng ngủ.
Tác động bất lợi của rối loạn giấc ngủ đối với hormone có thể góp phần vào:
Béo phì.
Bệnh tiểu đường.
Vấn đề của sự thèm ăn.
Thường xuyên ngủ đủ giấc, không bị quấy rầy vào ban đêm sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng hormone.
2. Tránh ánh sáng quá nhiều vào ban đêm
Tiếp xúc với ánh sáng xanh như điện thoại di động hoặc màn hình máy tính sẽ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Cơ thể phản ứng với ánh sáng này như thể đó là ánh sáng ban ngày và điều chỉnh các hormone để đáp ứng.
Cần lưu ý, việc tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng nhân tạo vào ban đêm điều khiến cơ thể bối rối, ức chế hormone melatonin – loại hormone ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng. Tránh ánh sáng nhân tạo giúp cơ thể điều chỉnh hormone và khôi phục nhịp sinh học tự nhiên.
3. Quản lý căng thẳng
Căng thẳng, hệ thống nội tiết và mức độ hormone có mối liên hệ với nhau rất mạnh mẽ, thậm chí mức độ căng thẳng thấp cũng gây ra phản ứng nội tiết.
Căng thẳng sẽ làm gia tăng adrenaline và cortisol. Nếu mức độ của các hormone quá cao sẽ gây phá vỡ sự mất cân bằng tổng thể, béo phì, thay đổi tâm trạng và cả tim mạch. Để giảm căng thẳng, người bệnh có thể nghe nhạc.
4. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần/tuần giúp ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Kể cả những buổi tập thể dục ngắn cũng giúp điều chỉnh các hormone kiểm soát sự thèm ăn. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.
5. Ăn chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh giúp duy trì sự cân bằng của các hormone liên quan đến việc thèm ăn, trao đổi chất và cảm giác no. Các axit béo chuỗi trung bình như axit béo có trong dừa, dầu cọ đỏ hoạt động để điều chỉnh các tế bào có trách nhiệm về phản ứng giữa cơ thể với insulin. Ngoài ra, dầu oliu cân bằng mức độ của một loại hormone, điều chỉnh sự thèm ăn, kích thích quá trình tiêu hóa chất béo và protein.
6. Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột và điều chỉnh các hormone như insulin, cân bằng mức độ hormone khác giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.
7. Ăn nhiều cá béo
Hàm lượng chất béo cao trong một số loại cá (cá thu, cá hồi, cá ngừ…) giúp cải thiện sức khỏe của tim, hệ tiêu hóa, lợi cho não và hệ thần kinh trung ương. Chế độ ăn nhiều dầu cá có thể giúp ngăn rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Thêm dầu cá vào chế độ ăn uống sẽ góp phần điều trị các rối loạn.
Các omega – 3 trong cá béo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong cân bằng tâm trạng. Tuy hiểu rõ về mối liên hệ này nhưng cần nghiên cứu thêm.
8. Uống trà xanh
Trà xanh là một loại đồ uống lành mạnh chứa chất chống oxy hóa cùng các hợp chất giúp tăng cường sức khỏe trao đổi chất và kiểm soát căng thẳng.
9. Tránh ăn quá nhiều
Thường xuyên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề trao đổi chất về lâu dài. Việc ăn quá nhiều trong thời gian ngắn làm thay đổi mức độ lưu thông của chất béo và làm tăng căng thẳng.
10. Tránh đường
Đường đóng một vai trò trong các vấn đề như bệnh chuyển hóa và kháng insulin. Như vậy, việc loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát mức độ hormone bao gồm cả insulin.
11. Tránh thuốc lá
Khói thuốc lá làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, kích thích hormone tuyến yên và tăng mức hormone steroid như cortisol.
12. Lưu ý với các sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng phụ nữ lo lắng về mức độ hormone sinh sản cần thận trọng, đặc biệt là kem hoặc sữa chua. Dùng các sản phẩm từ sữa có thể giảm mức độ của một số hormone bảo vệ.
CÁCH CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ NỮ
Cân bằng nội tiết tố nữ là quá trình điều chỉnh các mức hormone nữ trong cơ thể phụ nữ để đạt được sự cân bằng và tình trạng sức khỏe tốt. Dưới đây là một số cách bạn có thể cân bằng nội tiết tố nữ:
1. Sử dụng thuốc
Thuốc cân bằng nội tiết tố nữ là gì? Dùng thước để cân bằng nội tiết tố nữ hoặc bổ sung estrogen tổng hợp (hormone thay thế HRT) là một cách bù sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Thuốc có nguồn gốc động vật với thành phần gần giống với nội tiết tố nữ trong cơ thể. Tuy nhiên, hormone tổng hợp estrogen chỉ dùng cho những trường hợp thiếu hụt nội tiết tố nữ nặng như bệnh nhân mãn kinh sớm, teo buồng trứng, cắt buồng trứng, điều trị hiếm muộn và chuyển giới.
Thuốc không có khả năng tự đào thải khi dư thừa nên hormone estrogen tổng hợp có nhiều nguy cơ nếu dùng quá liều thuốc như tăng số lượng và kích thước khối u, quá sản nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung,… Vì vậy, chỉ được dùng thuốc sau khi xét nghiệm nội tiết tố nữ, thăm khám và có sự chỉ định, theo dõi sát sao của bác sĩ.
2. Bổ sung thực phẩm tăng cường Estrogen
Phụ nữ cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều estrogen và vitamin để cân bằng nội tiết tố nữ gồm bông cải xanh, đậu nành, hạt lanh. Đây là 3 thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ an toàn nhất.
3. Sử dụng thực phẩm chức năng
Estrogen thảo dược chứa nhiều trong các loại thực phẩm như đậu nành, rau họ cải, hạt lanh,… Nhưng xét về mức độ dồi dào và khả năng phù hợp với cơ địa người Việt lại là Mầm đậu nành và Tinh dầu hoa Anh Thảo.
Trong vài thập niên trở lại đây, mầm đậu nành rất được ưa chuộng sử dụng như một vị thuốc đặc biệt. Đậu nành sau khi được ngâm ủ nảy mầm sẽ đem đi chiết xuất lấy isoflavone – một hoạt chất có tác dụng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen.
Mầm đậu nành
Tăng cường kích thước vòng 1 và có khả năng điều trị được bệnh ung thư vú. Mầm đậu nành và các chiết xuất từ đậu nành chắc chắn là cứu tinh cho những chị em có vòng 1 khiêm tốn vì trong đậu nành có chứa isoflavone giúp phần mỡ đệm trong ngực được kích thích, giúp vòng 1 nở nang và căng tròn hơn. Bên cạnh đó, mầm đậu nành còn mang đến hiệu quả ức chế được các tế bào gây ra ung thư vú.
Duy trì xuân sắc cho chị em phái đẹp. Mầm đậu nành thực sự là thần dược hỗ trợ làm đẹp tổng hợp mà chị em nào cũng nên có. Chỉ với duy nhất một hoạt chất isoflavone, nhưng có thể giúp cải thiện được tình trạng tóc gãy rụng, khô xơ, duy trì được vóc dáng cân đối nhờ khả năng cân bằng estrogen và tăng cường sinh lý nữ, kích thích ham muốn hơn.
Tinh dầu hoa Anh Thảo
Hoa Anh Thảo là một loại hoa sống ở khí hậu lạnh tại vùng thung lũng của Bắc Mỹ. 1 viên uống được chiết xuất từ tinh dầu hoa anh thảo có chứa hàm lượng axit béo và các vitamin tổng hợp thiết yếu cho nữ giới như: omega 3, omega 6, vitamin A,D,E,K. Đặc biệt, có thêm 2 dưỡng chất cực kỳ tốt trong kích thích hoocmon sinh sản và cân bằng nội tiết tố cho nữ giới mà cơ thể hoàn toàn không tự tổng hợp được đó là: axit gamma-linolenic acid (GLA) và axit linoleic (LA)
Làm đẹp da : Đây chính là một thần dược giúp chị em nuôi dưỡng một làn da đẹp từ sâu bên trong và đẩy lùi các tác động của lão hóa. Nếu chị em nào đang gặp phải tình trạng mụn nổi xung quanh cằm và mãi không hết thì Gamma-Linolenic Acid (GLA) trong tinh dầu hoa anh thảo chính là hoạt chất giúp bạn điều hòa lại nội tiết bên trong cơ thể giúp điều trị tận gốc tình trạng mụn nội tiết. Bên cạnh đó, omega 6 là một chất chống oxi hóa nhằm làm chậm quá trình lão hóa diễn ra.
Hỗ trợ sinh lý nữ : Với những chị em đang hiếm muộn hoặc đang có dự định sinh em bé thì nhất định không nên bỏ qua tinh dầu hoa anh thảo. Bởi nhờ có sự hỗ trợ của Linoleic Acid, khả năng thụ thai sẽ được kích thích hơn, giúp làm tăng chất nhờn vùng âm đạo để khi tinh trùng đi vào sẽ thuận lợi và sống lâu hơn. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa anh thảo cũng được khuyên sử dụng cho những bạn nữ có kỳ kinh nguyệt không đều do giúp tăng cường hormone sinh lý nữ, giải tỏa cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi “rụng dâu”.
ĐẶC BIỆT Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống cân bằng nội tiết tố nữIri’s Women với hàm lượng cao tinh dầu hoa anh thảo kết hợp cùng rễ Maca( còn gọi là sâm Angela) – Thiên Môn Chùm ( hay Shatavari) – Trinh nữ châu Âu – Vitamin E và Kẽm mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi ,an toàn, hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% dành cho phái đẹp !
Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/iris-women/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.