Tác hại của Thiếu Canxi
Thiếu canxi là nguy cơ gây loãng xương, gãy xương và nếu kéo dài có thể gây nên chứng co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân trên toàn thế giới không đạt được lượng canxi cần thiết. Vì vậy, việc bổ sung canxi thường được khuyến nghị ở những người có khẩu phần ăn k đủ canxi cung cấp hoặc những người bị loãng xương, còi xương.
Tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể
Canxi là nguyên tố có nhiều nhất trong cơ thể người, trong đó đến 98-99% tập trung ở xương và răng. 1% lượng canxi còn lại có nằm trong máu và các tế bào nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chức năng của cơ thể. Chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng. Nhận thấy rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.
Thiếu canxi là gì?
Thiếu canxi là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ khoáng chất canxi toàn phần trong máu bị hạ thấp xuống dưới mức 2.1 mmol/L hoặc 8.8 mg/dL. Trong khi đó, ở người khỏe mạnh, nồng độ canxi toàn phần trong máu luôn được duy trì ở mức từ 2.1 – 2.6 mmol/L (tương đương 8.8 – 10.7 mg/dL).
Nguyên nhân gây hiện tượng thiếu canxi
Nguyên nhân gây Thiếu canxi phổ biến nhất hiện nay là do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Người dân ăn uống không đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành,khỏe mạnh phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 – 60% yêu cầu. Bởi vì, người dân Việt Nam chưa có thói quen tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sốt mayonnaise,… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Người Việt thường rất thích ăn các loại thịt heo, bò, gà,… Tuy nhiên, hàm lượng canxi lại rất ít, chủ yếu là protein – chỉ chiếm khoảng ¼ đến ⅕ hàm lượng canxi chứa trong hải sản như tôm, hàu, cua, ghẹ, cá,…nhưng lại k thích ăn hoặc không có điều kiện kinh tế để ăn thường xuyên.
Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, mỗi ngày thai cần ở thời kỳ đầu 350 mg, giữa 150mg, cuối 150 – 450mg canxi. Mỗi ngày người lớn cần 800mg (theo WHO). Nhưng khi người mẹ thiếu canxi sẽ dẫn đến thai nhi cũng bị thiếu canxi nên gây ra tình trạng còi xương, dị dạng xương bẩm sinh.
Ngoài ra, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi cơ thể đang gặp vấn đề về rối loạn chuyển hóa canxi, có thể là do nội tiết tố không ổn định hoặc bản thân chúng ta lười luyện tập thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể lại rất kém.
Tác hại xảy ra khi thiếu canxi
Bệnh thiếu canxi ở mức độ vừa và nhẹ thường không khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể bao gồm trên trẻ em và người lớn:
Thiếu canxi ở trẻ em
Còi xương: Canxi chính là thành phần chủ yếu cấu tạo xương. Nếu bị thiếu canxi, khung xương của trẻ sẽ không được phát triển tối đa dẫn đến tình trạng còi xương. Biểu hiện trẻ bị còi cọc, chiều cao hạn chế so với cùng lứa tuổi.
Suy dinh dưỡng: Canxi có vai trò liên kết với một số Enzyme để tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Thiếu Canxi cơ thể sẽ không hấp thu được một số loại dinh dưỡng cần thiết làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.
Biến dạng xương: khung xương có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Vì vậy, đây là nơi tích lũy canxi lớn nhất trong cơ thể. Ở giai đoạn phát triển, nếu trẻ không cung cấp đủ Canxi, các xương này sẽ yếu và bị biến dạng trong quá trình tập đi,…như chân vòng kiềng, chân chữ X, cong vẹo cột sống…
Rối loạn hệ thần kinh: Chất khoáng Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.
Tình trạng co giậc các cơ: sự co duỗi các cơ trong cơ thể là do phản ứng trao đổi ion qua màng tế bào có sự hỗ trợ của Canxi. Khi trẻ không được cung cấp đủ Canxi, các phản ứng này có thể bị rối loạn dẫn đến tình trạng co giật các cơ.
Rối loạn nội tiết tố: Quá trình tiết hormone trong cơ thể được thực hiện bởi các phản ứng hóa học liên quan có sự hỗ trợ của Canxi. Vậy nên, khi thiếu Canxi, hoạt động nội tiết của cơ thể có thể bị rối loạn
Hệ miễn dịch suy yếu: Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, Canxi sẽ phát hiện đầu tiên và phát ra thông báo để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động. Nếu thiếu canxi, chức năng miễn dịch sẽ suy giảm.
Thiếu canxi ở người lớn
Triệu chứng thiếu canxi gây suy nhược, mệt mỏi và buồn ngủ
Canxi có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone melatonin (hormone giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của cơ thể). Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ sản xuất ra ít loại hormone này, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ và mất ngủ, gây suy nhược, mệt mỏi, sa sút trí lực và năng suất lao động.
Thiếu canxi ảnh hưởng đến da, tóc và móng tay
Da khô và chảy xệ: canxi tham gia vào quá trình sản sinh collagen và các sợi elastin đàn hồi của da. Thiếu canxi kéo dài có thể khiến da mất đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ
Móng tay yếu ớt, dễ gãy và chậm mọc: thiếu canxi làm thay đổi cấu trúc móng tay, từ đó dẫn đến hoạt động không bình thường.
Tóc mảnh, dễ gãy rụng: canxi hỗ trợ quá trình tiết hormone adrogen và enzyme biotin ( 2 loại nội tiết tố liên quan đến quá trình phát triển khỏe mạnh của nang tóc)
Thiếu canxi có thể gây ra loãng xương, còi xương
Khi bị thiếu canxi, nồng độ canxi trong máu thấp, cơ thể sẽ hút ngược canxi từ xương để cân bằng nồng độ, làm cho xương bị suy giảm mật độ khoáng chất và dẫn đến chứng loãng xương.
Đái tháo đường
Ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng lớn đường sẽ thải ra theo nước tiểu và kéo theo cả Canxi bị huy động từ xương ra cũng lớn. Chính vì thế, khi thiếu hụt canxi, rối loạn sẽ trở nên nghiêm trọng.
Phong thấp
Mật độ Canxi trong xương bị suy giảm làm xương dễ bị tổn thương và hình thành ổ viêm tại các khớp gây sưng tấy, đau nhức cho người bệnh.
Hội chứng hạ canxi máu
Canxi trong máu thiếu làm cho hàng loạt các chức năng về thần kinh, phản xạ cơ bắp, nhịp tim… bị rối loạn, thay đổi dẫn đến hoa mắt, chóng mặt,..
Bệnh tim
Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi Canxi trong máu. Khi canxi trong máu thấp, sẽ gây ra rối loạn nhịp tim.
Xơ cứng động mạch
Lượng canxi trong máu và dự trữ trong xương thấp, quá trình trao đổi chất bất thường dẫn đến sự dịch chuyển cholesterone đi vào lòng mạch, tích tụ và dày lên làm mất khả năng đàn hồi dẫn đến xơ cứng mạch, tăng huyết áp, bệnh tim và não.
Suy nhược thần kinh
Canxi đóng vai trò trong quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Khi cơ thể thiếu Canxi, hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh sẽ gặp nhiều trở ngại khiến người bệnh dễ căng thẳng thần kinh, trí nhớ giảm sút, dễ cáu gắt, thần kinh suy nhược.
Viêm loét đường tiêu hóa
Thiếu Canxi có thể kích thích acid dạ dày tăng tiết bất thường. Khi nồng độ acid quá cao sẽ gây ra tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Acid nếu bị trào ngược lên thực quản hoặc theo thức ăn xuống dưới tá tràng, đường ruột cũng có thể gây viêm loét tại đây.
Thiếu canxi đồng nghĩa sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Để có được sự phát triển toàn diện, Phytex Farrma mang đến sự bổ sung Canxi bisglycinate, Vitamin D3 và vitamin K2 MK-7 liên hệ chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau để xương có đủ lượng Canxi cần thiết giúp xương luôn chắc khỏe, ngăn ngừa còi xương, loãng xương.