VIÊM KHỚP GỐI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ? 7 BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP
Viêm khớp gối là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Câu hỏi “Viêm khớp gối có nguy hiểm không?” thường được đặt ra. Bệnh bắt đầu với những cơn đau nhẹ. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp gối có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm khớp gối có nguy hiểm không?
Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Viêm khớp gối có thể trở thành một tình trạng nghiêm trọng và gây suy nhược nếu không được điều trị kịp thời. Mặc dù viêm khớp gối không gây tử vong, nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động, gây đau đớn và khó chịu. Nếu bỏ qua và không can thiệp, viêm khớp gối sẽ tiếp tục tiến triển theo thời gian. Dẫn đến thoái hóa các cấu trúc trong và xung quanh khớp. Lúc này, người bệnh phải chịu đựng cơn đau kéo dài. Thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ bị tàn phế, bại liệt suốt đời.
Do đó, việc điều trị viêm khớp gối là vô cùng quan trọng. Giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp làm giảm triệu chứng và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Biến chứng viêm khớp gối thường gặp
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng viêm khớp gối thường gặp có thể bao gồm:
1. Hạn chế vận động
Hạn chế vận động là một trong những biến chứng phổ biến khi viêm khớp gối tiến triển. Khớp gối bị đau, cứng và sưng khiến việc di chuyển trở nên khó khăn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như khi lên xuống cầu thang, đứng hoặc ngồi lâu, cúi xuống… Trong những trường hợp nặng, viêm khớp gối có thể dẫn đến cứng khớp, khiến người bệnh không thể thực hiện những động tác cơ bản như đi lại hay chuyển từ tư thế ngồi sang đứng. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống và sự sinh hoạt độc lập của người bệnh.
2. Teo cơ, yếu cơ
Viêm khớp gối có những biến chứng nghiêm trọng là gì? Một trong những biến chứng phổ biến của viêm khớp gối là yếu cơ và teo cơ do giảm sử dụng. Điều này cũng được xem là yếu tố nguy cơ làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh. Tình trạng viêm khớp gối kéo dài có thể dẫn đến những biến đổi thần kinh như ức chế phản xạ trước synap (điểm tiếp xúc giữa 2 tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh và tế bào cơ), giảm hoạt hóa tế bào thần kinh vận động alpha, từ đó gây teo cơ và giảm sức mạnh cơ.
3. Tổn thương dây chằng và sụn khớp
Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Tình trạng viêm khớp gối tiến triển có thể gây hư sụn khớp gối. Khi sụn bị mòn đi, xương dưới sụn sẽ dày lên và cứng lại, đồng thời các gai xương có thể hình thành ở các cạnh của xương. Những thay đổi này sẽ hạn chế phạm vi chuyển động của khớp, đồng thời kích thích gân và dây chằng, gây đau đớn cho người bệnh. Trường hợp nghiêm trọng, một số phần của sụn có thể bị mất hoàn toàn, dẫn đến việc các xương trong khớp cọ xát trực tiếp vào nhau, gây đau khi đi lại. Viêm khớp gối lâu ngày cũng dẫn đến tổn thương dây chằng bên trong khớp gối.
4. Loãng xương, gãy xương
Viêm khớp gối kéo dài có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mật độ khoáng xương ở những người mắc viêm khớp gối nặng thường thấp hơn so với người bình thường. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của loãng xương chính là gãy xương. Do tình trạng này làm suy giảm độ bền của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở khu vực khớp gối.
5. Thoái hóa khớp gối
Nhiều trường hợp người bệnh bị viêm khớp gối nhưng lại chủ quan không điều trị. Từ đó khiến bệnh chuyển biến ngày càng nặng. Dẫn đến thoái hóa khớp gối không thể chữa. Thoái hóa khớp gối (thoái hóa sụn khớp gối), là tình trạng lớp đệm giữa các khớp bị mài mòn. Khi lớp đệm này bị mất, xương giữa các khớp sẽ cọ xát mạnh với nhau. Không còn sự bảo vệ từ sụn, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau, sưng, cứng khớp, thậm chí làm giảm khả năng di chuyển.
6. Biến dạng khớp gối
Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Khi tình trạng viêm khớp gối tiến triển, tổn thương sụn khớp theo thời gian có thể dẫn đến biến dạng đầu gối. Trầm trọng hơn sẽ gây biến đổi trục chi như đầu gối cong và chân vòng kiềng. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc vận động mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
7. Nguy cơ tàn phế
Viêm khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật ở người lớn tuổi trên toàn cầu. Biến chứng viêm khớp gối có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân do sự tương tác phức tạp giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm cơn đau kéo dài, các bệnh lý đi kèm, cùng với yếu tố tâm lý xã hội và khiếm khuyết về mặt thể chất.
Một số lưu ý để phòng ngừa biến chứng viêm khớp gối
Biến chứng viêm khớp gối có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ và ngăn ngừa các biến chứng của viêm khớp gối:
1. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài còn trì hoãn việc đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh.
2. Duy trì cân nặng phù hợp
Nếu bị viêm khớp gối, việc giảm cân có thể giúp cải thiện những triệu chứng. Thừa cân sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối, làm tăng tình trạng mòn sụn và cơn đau. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể giúp ích cho người bị viêm khớp gối, cải thiện rõ rệt. Chất béo dư thừa không chỉ liên quan đến viêm khớp gối mà còn nhiều dạng viêm khớp khác. Vì bản thân chất béo sản sinh và giải phóng các chất hóa học thúc đẩy tình trạng viêm. Do đó, thay đổi chế độ ăn uống, duy trì cân nặng hợp lý là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe khớp.
3. Hạn chế hoạt động mạnh
Để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, cần hạn chế các hoạt động mạnh tạo áp lực lên khớp. Đặc biệt trong khi tập thể dục. Hãy luyện tập nhẹ nhàng, sử dụng thiết bị tập thể dục cùng đồ bảo hộ đúng cách, đảm bảo độ thoải mái và vừa vặn. Nếu gặp phải cơn đau mới hoặc đau nặng hơn, hãy sớm đi khám bác sĩ, vì đó có thể là dấu hiệu của chấn thương hoặc bệnh tiến triển. Trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp trước và sau khi tập thể dục.
4. Tập các bài tập cho khớp gối
Mặc dù cơn đau có thể khiến người bệnh ngại vận động, nhưng việc duy trì hoạt động cho khớp gối là rất quan trọng. Việc bất động các khớp quá lâu có thể gây cứng khớp. Để bảo vệ khớp, người bệnh nên thực hiện các bài tập chịu trọng lượng. Kết hợp với các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và phạm vi chuyển động. Đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn lựa chọn bài tập an toàn và hiệu quả, bảo vệ và phục hồi chức năng khớp gối.
5. Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn giàu trái cây, rau, cá, các loại hạt và đậu, chất béo bão hòa sẽ hỗ trợ khớp khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm giảm tình trạng viêm, hạn chế tổn thương khớp và làm chậm sự tiến triển của viêm khớp gối.
6. Thăm khám và điều trị sớm
Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm xương khớp.(Chẳng hạn như tình trạng cứng khớp mỗi buổi sáng). Việc chẩn đoán và điều trị sớm, đặc biệt là áp dụng các chiến lược điều trị cá nhân hóa không chỉ hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh mà còn giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
Đặc biệt, Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống hỗ trợ phục hồi sụn khớp FIRMAX – xuất xứ từ Pháp – thành phần chính gồm Glucosamine Sulfate + Nano Calcium Carbonte + Chondrointine Sulfate + Extrait de Boswellia + Collagen Type II (không biến tính) + MSM rất an toàn, chính hãng 100% sẽ đem đến sự hài lòng và cải thiện rõ rệt về sức khỏe xương khớp và tiện lợi khi sử dụng cho quý khách hàng !
Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/firmax/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.