HUPERZINE A – TỐT CHO NÃO BỘ

Phát hiện ra những tác dụng tuyệt vời của huperzine A đã mở ra những ứng dụng vô cùng cần thiết trong y học. Đặc biệt là đối với những người bệnh đang gặp phải các vấn đề liên quan đến thần kinh và não bộ. Vậy Huperzine A là gì? Tác dụng như thế nào? Liều lượng và những tác dụng phụ ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Huperzine A là gì? Có nguồn gốc từ đâu? (Huperzine A plant)

Huperzine A là một hợp chất alkaloid sesquiterpen tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Đặc biệt là có trong loài thông đất, thạch tùng răng cưa… Huperzin A thường được chiết trong tự nhiên là một phân tử bất đối thường gọi là L – Huperzin A hoặc (-)-Huperzin A.

Cấu trúc hóa học của Huperzine A

Cấu trúc hóa học của Huperzine A

2. Tác dụng của Huperzine A (Huperzine A benefits)

Huperzine A có một số tác dụng sinh học và hầu hết liên quan đến não bộ và hệ thần kinh. Lý do là huperzine a thể hiện hoạt tính sinh học mạnh mẽ trong việc ức chế phân hủy acetylcholine dẫn truyền thần kinh bởi enzyme acetylcholinesterase.

a) Điều trị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất với triệu chứng điển hình là mất trí nhớ sâu sắc. Rối loạn hành vi làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày và công việc. Theo ước tính của các chuyên gia. Căn bệnh này đã làm ảnh hưởng tới hơn 20 triệu người trên thế giới.

Khi một người mắc căn bệnh này thì vùng não kiểm soát trí nhớ và kỹ năng tư duy bị ảnh hưởng đầu tiên. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển thì các tế bào các vùng khác của não cũng bị tổn thương. Không những vậy, nồng độ acetylcholine trong não bị giảm. Đi kèm với những thay đổi bệnh lý liên quan đến mô não

Nguyên nhân của căn bệnh này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Một số giả thuyết đưa ra rằng, nguyên nhân của căn bệnh này có liên quan tới sự bất thường trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa. Không những vậy, một số hợp chất hữu cơ gây độc cho não bộ. Cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy phát triển căn bệnh này.

So với tacrine, donepezil, rivastigmine và galanthamine. Huperzine A có khả năng đi qua hàng rào máu não tốt hơn. Sinh khả dụng đường uống cao hơn và thời gian tác dụng ức chế Acetylcholinesterase lâu hơn.

Ngoài ra, hoạt chất này còn được chứng minh là đã làm giảm sự mất nhận thức. Trên một số mô hình hành vi ở các loài động vật khác nhau bao gồm cả linh trưởng. Không những vậy, Huperzine A còn làm nâng cao trí nhớ và cải thiện khả năng học tập, làm việc ở người.

b) Bảo vệ thần kinh

Huperzine A có tác dụng bảo vệ thần kinh. Giúp chống lại sự ức chế hoạt động của acetylcholinesterase. Ngoài ra, tác dụng bảo vệ của Huperzine A đối với các tế bào thần kinh còn là giúp chống lại tổn thương oxy hóa do amyloid gây ra. Và rối loạn chức năng ty thể. Cũng như thông qua sự điều chỉnh tăng của yếu tố tăng trưởng thần kinh và đối kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate.

Phát hiện gần đây nhất về việc HupA có thể làm giảm tích lũy sắt trong não. Giúp hỗ trợ thêm cho lập luận rằng. HupA có thể đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh bệnh tiềm năng cho Alzheimer. Và cả thoái hóa thần kinh khác. Bằng cách làm chậm đáng kể quá trình thoái hóa các tế bào thần kinh.

Hơn thế nữa, Huperzine A còn giúp tăng cường sự dẫn truyền thần kinh. Ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám, đám rối trong não. Nuôi dưỡng tế bào não. Từ đó, huperzine A có thể giúp làm giảm các tổn thương ở các tế bào thần kinh não bộ.

c) Tiền xử lý nhiễm độc thần kinh do Organophosphate gây ra

Chất độc thần kinh Organophosphate (OP) được coi là mối đe dọa tiềm tàng trong cả tình huống quân sự và khủng bố.

Tác nhân Organophosphate là chất ức chế mạnh Acetylcholinesterase. Không thuận nghịch ở cả trung ương và ngoại vi của hệ thần kinh.

Việc tiền xử lý hiện tại để cải thiện tình trạng ngộ độc Organophosphate thường dựa vào tác dụng cận lâm sàng của thuốc ức chế Acetylcholinesterase có thể đảo ngược đó là pyridostigmine (PYR). Tuy nhiên, pyridostigmine không xâm nhập vào não và không có đủ khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các cơn động kinh và bệnh lý thần kinh tiếp theo gây ra bởi một tác nhân Organophosphate như soman.

Ngược lại, HupA là một AChEI có thể đảo ngược, vượt qua hàng rào máu não và đã được thử nghiệm thành công trong tiền xử lý ngộ độc OP.

3. Liều sử dụng của Huperzine A là bao nhiêu? (Huperzine A dosage)

Huperzine ở dạng tinh khiết đã được nghiên cứu rằng có thể sử dụng cho bệnh nhân Alzheimer với liều 0.2 đến 0.4 mg/ngày.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng. Có thể tiêm bắp Huperzine với liều 0.06 đến 0.4 mg/ngày để cải thiện trí nhớ cho bệnh nhân.

Một nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân tâm thần phân liệt. Có thể sử dụng liều 0.3mg/ngày trong vòng 12 tuần để cải thiện tình trạng bệnh.

Dược động học của huperzine A đã được nghiên cứu ở những người tình nguyện trưởng thành khỏe mạnh với thời gian bán hủy là 288 phút.

4. Sử dụng Huperzine A có nguy hiểm không? (Huperzine A dangers)

Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc có chứa hoạt chất huperzine A. Thì nên quan tâm tới những thông tin về mức độ an toàn hoặc tác dụng phụ của chúng như sau:

Theo các chuyên gia y tế. Sử dụng huperzine a được coi là an toàn theo đường uống trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng). Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi, mờ mắt, nói chậm, không kiểm soát tiểu tiện…

Bên cạnh đó, bạn cần biết tới một số CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT dưới đây:

  • Đối với trẻ em: Chỉ nên cho trẻ em uống huperzine A trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng dưới 1 tháng.
  • Với phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Chưa có đủ thông tin tin cậy nào chứng minh được sự an toàn khi dùng Huperzine A. Do vậy, với những đối tượng này thì không nên sử dụng.
  • Với những người bị nhịp tim chậm hoặc mắc các bệnh lý khác liên quan tới tim mạch: Cần thẩn trọng khi sử dụng Huperzine A. Bởi hoạt chất này có thể làm chậm nhịp tim hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan tới tim mạch.
  • Với những bệnh nhân bị động kinh: Hết sức thận trọng khi sử dụng huperzine A bởi hoạt chất này có thể làm nặng thêm chứng động kinh, co giật.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng

Sử dụng huperzine A có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Bởi hoạt chất này có thể làm tăng dịch nhầy trong ruột và gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Không chỉ có vậy, huperzine A có có thể gây ra các vết loét dạ dày nặng hơn.

Cần thận trọng với những người mắc các bệnh về phổi hoặc khí phế quản. Lý do là hoạt chất này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh hen suyễn, tăng tiết dịch nhầy trong phổi.

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị về hoạt chất huperzine A. Chúc bạn sẽ luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.

ĐẶC BIỆT,  Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống hỗ trợ tuần hoàn máu não IQGINKO từ châu Âu – thành phần chính gồm Cao Bạch Quả (Ginko Biloba) hàm lượng cao kết hợp với Chiết xuất rau đắng biển, Huperzine A, Nattokinase, Magie, GABA, Citicolin, Vitamin B1 + Vitamin B6 + Acid Folic, Coenzym Q10 cùng Melatonin đảm bảo nguyên chất, an toàn, chính hãng 100% sẽ đem đến sự hài lòng và cải thiện sức khỏe tinh thần một cách rõ rệt, trí tuệ minh mẫn và vô cùng tiện lợi cho quý khách hàng !

Mọi chi tiết xem thêm tại  https://phytexfarma.com/san-pham/iqginko/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG TUỔI GIÀ

Lutein và Zeaxanthin. Hai thành phần kỳ diệu được tìm thấy trong nhiều loại rau quả. Đã trở thành những người bảo vệ thầm lặng cho sức khỏe mắt. Chúng không chỉ giúp chúng ta nhìn rõ hơn, sắc nét hơn. Mà còn ngăn ngừa những tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt là bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). Hãy cùng tìm PHYTEX FARMA hiểu sâu hơn về hai chất này, từ những lợi ích không thể bỏ qua mà chúng mang lại.

1. Lutein là gì?

Lutein là một trong những carotenoid phổ biến. Dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại rau xanh lá. Hợp chất này được biết đến với màu vàng đặc trưng và khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.

Lutein có cấu trúc hóa học chứa nhiều vòng β – carotene. Điều này giúp nó có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể. Cách Lutein hoạt động trong cơ thể có thể so sánh như chiếc ô che chắn. Bảo vệ các tế bào khỏi ánh sáng xanh và tia cực tím gây hại. Chúng có những khả năng như:

  • Khả năng chống oxy hóa: Lutein bảo vệ các tế bào khỏi hư hại do các gốc tự do.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh: Lutein hấp thụ và lọc các tia bức xạ có hại từ mặt trời.
  • Làm mát mắt: Lutein giúp giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi cho mắt.

Một nghiên cứu nổi tiếng từ Viện Quốc gia Mắt (NEI) tại Hoa Kỳ đã cho thấy rằng. Việc bổ sung Lutein hàng ngày có thể giảm được 25% nguy cơ tiến triển của AMD ở những người đã mắc bệnh này ở giai đoạn trung bình đến nặng.

Không chỉ bảo vệ mắt, Lutein còn cần thiết cho sự hoạt động bình thường của các cấu trúc khác trong cơ thể. Lutein được tìm thấy nhiều trong các loại rau cải như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh.

 

2. Zeaxanthin là gì?

Nếu Lutein là tấm rèm vàng bảo vệ mắt thì Zeaxanthin chính là người bạn đồng hành không thể thiếu. Zeaxanthin cũng là một carotenoid, nhưng có màu vàng cam đậm hơn. Đặc điểm nổi bật của Zeaxanthin là khả năng tập trung cao tại hoàng điểm (macula) của mắt.

Zeaxanthin và Lutein có cấu trúc hóa học tương tự nhau, chỉ khác biệt nhỏ trong cách sắp xếp các nguyên tử. Điều này làm cho chúng hoạt động đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ mắt. Chúng có thể cải thiện các vấn đề như:

  • Hấp thụ ánh sáng xanh: Zeaxanthin có khả năng hấp thụ bước sóng ánh sáng ngắn gây hại cho mắt.
  • Tích tụ tại hoàng điểm: Zeaxanthin tập trung cao ở hoàng điểm, giúp mắt thu nhận hình ảnh sắc nét hơn.
  • Chống oxy hóa: Hoạt động chống oxy hóa của Zeaxanthin bảo vệ các tế bào thần kinh thị giác.

Một bài báo được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng của Hoa Kỳ cho rằng. Những người có nồng độ Zeaxanthin cao trong máu giảm đến 41% nguy cơ mắc AMD so với những người có nồng độ thấp. Zeaxanthin được tìm thấy nhiều trong ngô, lòng đỏ trứng và một số loại trái cây và rau xanh.

3. Lợi ích của Lutein và Zeaxanthin đối với thị lực

Khi nhắc đến sức khỏe mắt, hai yếu tố chính giúp duy trì thị lực rõ nét và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt chính là Lutein và Zeaxanthin.

Lutein và Zeaxanthin – Thành phần chính của sắc tố điểm vàng

Lutein và Zeaxanthin không chỉ đơn thuần là các hợp chất dinh dưỡng, chúng là những “chiến binh” thực sự tại hoàng điểm của mắt. Đây là vùng quan trọng nhất của võng mạc, nơi tập trung cao độ các tế bào thần kinh thị giác. Giúp chúng ta nhìn rõ chi tiết, đọc, lái xe và nhận biết các khuôn mặt. Bên cạnh đó, lutein và Zeaxanthin còn có khả năng như:

  • Bảo vệ đôi mắt: Giảm thiểu hư hại do ánh sáng xanh.
  • Nâng cao thị lực: Tăng cường khả năng phân biệt màu sắc và độ tương phản.
  • Chống lại các gốc tự do: Giảm nguy cơ tổn thương tế bào thần kinh thị giác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật độ sắc tố điểm vàng tỷ lệ thuận với nồng độ Lutein và Zeaxanthin trong máu. Người có mật độ sắc tố điểm vàng cao thường có thị lực tốt hơn và ít nguy cơ mắc AMD.

3.a) Bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh và đèn LED không chỉ gây mỏi mắt mà còn làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Lutein và Zeaxanthin hoạt động như những “kính cường lực”, hấp thụ và lọc bỏ ánh sáng xanh có hại. Chúng còn giúp bạn:

  • Giảm căng thẳng và mệt mỏi mắt: Giảm thiểu tình trạng mỏi mắt khi làm việc trước màn hình.
  • Ngăn ngừa tổn thương tế bào: Hấp thụ ánh sáng xanh, bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương oxy hóa.
  • Tăng cường thị lực ban đêm: Giúp nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng những người bổ sung đầy đủ Lutein và Zeaxanthin có khả năng cải thiện thị lực ban đêm và giảm mệt mỏi mắt rõ rệt.

3.b) Hỗ trợ thị lực rõ nét và sắc bén

Không chỉ bảo vệ mắt, Lutein và Zeaxanthin còn giúp cải thiện thị lực rõ nét và sắc bén. Khi tập trung vào việc đọc sách, lái xe hay quan sát chi tiết. Đôi mắt cần một lượng lớn các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như Lutein và Zeaxanthin để duy trì hoạt động.

Lợi ích hỗ trợ thị lực rõ nét:

  • Cải thiện độ tương phản: Giúp nhìn rõ hơn trong mọi điều kiện ánh sáng.
  • Giảm nhạy cảm với ánh sáng chói: Bảo vệ mắt khỏi cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
  • Tăng cường khả năng phân biệt màu sắc: Giúp nhận biết màu sắc chính xác và sống động hơn.

Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã cho thấy rằng. Việc bổ sung 10 – 20mg Lutein và 2 – 4mg Zeaxanthin mỗi ngày. Có thể giúp duy trì và cải thiện độ sắc nét của thị lực.

4. Vai trò của Lutein và Zeaxanthin trong phòng ngừa AMD

4.a) Lutein và Zeaxanthin – Chất chống oxy hóa mạnh mẽ

Khi cơ thể đối diện với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng xanh từ màn hình điện tử, các tế bào của chúng ta phải chống lại những gốc tự do gây hại. Lutein và Zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào.

4.b) Ngăn ngừa tổn thương tế bào võng mạc do gốc tự do

Gốc tự do là những phân tử gây hại có khả năng phá hủy cấu trúc tế bào. Khi tích tụ trong tế bào võng mạc, chúng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như thoái hóa điểm vàng tuổi già (AMD). Lutein và Zeaxanthin đóng vai trò như những tấm “lá chắn vàng”, bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương do gốc tự do.

Lợi ích ngăn ngừa tổn thương tế bào:

  • Hấp thụ và vô hiệu hóa gốc tự do: Giảm thiểu tổn thương tế bào võng mạc.
  • Cải thiện chức năng tế bào: Giúp các tế bào võng mạc hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh mắt: Ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tuổi tác như AMD.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có nồng độ Lutein và Zeaxanthin cao trong máu giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mắt liên quan đến gốc tự do.

4.c) Hỗ trợ tuần hoàn máu đến mắt, tăng cường dinh dưỡng cho võng mạc

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mắt là tuần hoàn máu. Máu mang oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng võng mạc và các bộ phận khác của mắt. Lutein và Zeaxanthin không chỉ bảo vệ võng mạc mà còn hỗ trợ tuần hoàn máu đến mắt.

Lợi ích hỗ trợ tuần hoàn máu:

  • Tăng cường lưu thông máu: Giúp cung cấp đủ oxi và dưỡng chất cho võng mạc.
  • Hỗ trợ quá trình phục hồi: Giúp phục hồi và tái tạo các tế bào tổn thương.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể của mắt: Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mắt do tuần hoàn máu kém.

Nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy bổ sung Lutein và Zeaxanthin hàng ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu đến mắt, tăng cường dưỡng chất cho võng mạc và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

4.d) Tăng cường sức khỏe điểm vàng, bảo vệ khỏi thoái hóa

Điểm vàng, hay hoàng điểm, là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh thị giác. Đây cũng là nơi Lutein và Zeaxanthin tập trung nhiều nhất, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe của điểm vàng.

Chức năng tăng cường sức khỏe điểm vàng:

  • Bảo vệ điểm vàng khỏi tổn thương: Lutein và Zeaxanthin hấp thụ ánh sáng xanh, giảm thiểu tổn thương cho điểm vàng.
  • Duy trì mật độ sắc tố điểm vàng: Giúp tạo ra môi trường bảo vệ tự nhiên cho điểm vàng.
  • Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng: Giảm nguy cơ mắc AMD và làm chậm tiến triển của bệnh.

Một nghiên cứu từ Viện Quốc gia Y tế Mỹ (NIH) cho thấy bổ sung chế phẩm chứa Lutein, Zeaxanthin và Meso – zeaxanthin có thể giảm 10 – 25% nguy cơ tiến triển của AMD.

Với những lợi ích to lớn như vậy, việc bổ sung Lutein và Zeaxanthin qua chế độ ăn uống giàu rau xanh đậm và thực phẩm chức năng là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về nguồn cung cấp Lutein và Zeaxanthin ở phần tiếp theo.

5. Nên tìm Lutein và Zeaxanthin ở đâu?

Lutein và Zeaxanthin là những “người bảo vệ” đắc lực cho đôi mắt, nhưng cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra chúng. Do đó, việc bổ sung Lutein và Zeaxanthin từ thực phẩm và thực phẩm chức năng là vô cùng quan trọng.

5.a) Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin

Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau xanh và trái cây không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn cung cấp đầy đủ Lutein và Zeaxanthin. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm giàu hai chất này:

  • Rau xanh đậm: Cải xoăn, Rau bina, Cải bó xôi, Bông cải xanh, Cải xanh
  • Trái cây và rau củ khác: Ngô, Bí đỏ, Cà rốt, Cam, Đu đủ
  • Các nguồn khác: Lòng đỏ trứng, Sữa công thức (chứa thêm Lutein và Zeaxanthin)

5.b) Bổ sung Lutein và Zeaxanthin qua viên uống

Không phải ai cũng có thể duy trì một chế độ ăn uống giàu rau xanh đậm hàng ngày. Khi đó, các chế phẩm bổ sung có thể là giải pháp hiệu quả giúp cung cấp đủ lượng Lutein và Zeaxanthin.

6. Lưu ý khi sử dụng Lutein và Zeaxanthin

Liều lượng khuyến cáo:

  • Bổ sung từ 10 – 20mg Lutein và 2 – 4mg Zeaxanthin mỗi ngày được coi là an toàn và hiệu quả.
  • Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung. Đặc biệt là khi bạn đang có các bệnh lý mắt hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Hãy chọn các sản phẩm bổ sung từ những nhà sản xuất uy tín đã được kiểm chứng về chất lượng.
  • Không nên lạ dụng việc bổ sung quá mức bởi vì sử dụng quá liều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe khác.
  • Kết hợp bổ sung từ thực phẩm và viên uống để đảm bảo hấp thu tối đa Lutein và Zeaxanthin.

Lutein và Zeaxanthin chắc chắn là hai “người lính” mạnh mẽ. Luôn túc trực bảo vệ đôi mắt khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường sống hiện đại. Bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu các thực phẩm chứa Lutein và Zeaxanthin. Cùng với việc sử dụng các thực phẩm chức năng khi cần thiết. Bạn có thể ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của các bệnh lý mắt liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng (AMD).

Đặc biệt  Phytex Farma hiện đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm Viên uống hỗ trợ tăng cường thị lực LteinOmega sản xuất tại châu Âu với hàm lượng cao Chiết xuất Việt Quất + DHA từ Dầu gan cá tuyết, vitamin B2 + Đồng + Selen, chứa XanMax ® (công thức độc quyền đã được chứng minh lâm sàng) chứa Lutein, Zeaxanthin + Meso Zeaxanthin giúp giảm khô, mỏi mắt phòng thoái hóa điểm vàng và ngừa đục thủy tinh thể – mang đến một sự lựa chọn vô cùng an toàn, hiệu quả cao, cực tiện lợi và cam kết chính hãng 100% đến quý khách hàng!

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/lteinomega/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

MSM LÀ GÌ MÀ TỐT CHO SỤN KHỚP ?

Methyl Sulfonyl Methane (MSM) được chứng minh có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau do thoái hóa khớp, giúp hỗ trợ phục hồi sụn khớp sau chấn thương.

1.MSM là gì?

Methyl Sulfonyl Methane (MSM) là hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp duy trì tính đàn hồi, linh hoạt của các cơ liên kết, hỗ trợ chống viêm và giảm đau khớp.

Các nghiên cứu khoa học về MSM trong nước và trên thế giới: Ứng dụng & sự an toàn của một chế phẩm bổ sung chế độ ăn uống mới lạ” của Đại học Memphis (Mỹ) đã chỉ ra MSM có tác dụng hỗ trợ chống viêm giúp hỗ trợ phục hồi sau chấn thương và hỗ trợ giảm đau do thoái hóa khớp do tuổi tác và quá trình vận động (ít vận động hoặc vận động cường độ cao).

Hoạt chất MSM được chứng minh có tác dụng hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, giúp hỗ trợ bảo vệ sụn và làm giảm đáng kể thoái hóa bề mặt sụn nhờ việc bình thường hóa các thay đổi do thiếu oxy đối với chuyển hóa tế bào.

Các nghiên cứu khoa học và thử nghiệm lâm sàng trên người cũng cho thấy MSM có hiệu quả giảm đau một cách tự nhiên, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp như cứng khớp, khó vận động.

2.Vì sao nên dùng MSM?

Hoạt chất MSM thường có trong một số loại thảo mộc và thực phẩm như sữa bò, trà, cà phê, cà chua,… nhưng hàm lượng rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là những người ít vận động, hoặc vận động nhiều, hoặc chấn thương sụn khớp và người lớn tuổi, người có tình trạng sụn khớp cần lưu ý.

Chính vì vậy, việc sử dụng các viên uống bổ sung MSM để hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho sụn và khớp chắc khỏe là việc nên làm và được khuyến cáo với liều lượng 2.000mg/ngày.

MSM được chứng minh an toàn, trừ những người quá mẫn cảm với MSM sẽ có thể gặp một số phản ứng nhẹ như nôn, ngứa, đầy hơi,…

3.Dùng MSM như thế nào để tốt cho sụn khớp?

Với các tác dụng hỗ trợ hiệu quả, MSM đang dần trở thành một thực phẩm bảo vệ sức khỏe sụn khớp được tin dùng.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dùng không nên coi MSM là thần dược cho sụn khớp vì ngoài việc bổ sung MSM thì việc ăn uống đa dạng các chất dinh dưỡng khác, đồng thời thực hiện thói quen sinh hoạt tích cực, lành mạnh và thường xuyên vận động là vô cùng cần thiết, giúp cơ thể và sụn, khớp đàn hồi, dẻo dai.

Với mong muốn đem đến nguồn dinh dưỡng quý giúp hồ phục sụn khớp một cách hiệu quả và tối ưu nhất, Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống hỗ trợ phục hồi sụn khớp FIRMAX – xuất xứ từ Pháp – thành phần chính gồm Glucosamine Sulfate + Nano Calcium Carbonte + Chondrointine Sulfate + Extrait de Boswellia + Collagen Type II (không biến tính) + MSM rất an toàn, chính hãng 100% sẽ đem đến sự hài lòng và cải thiện rõ rệt về sức khỏe xương khớp và tiện lợi khi sử dụng cho quý khách hàng !

 

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/firmax/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

BỔ SUNG SẮT – ĐÚNG CÁCH VÀ ĐÚNG NHU CẦU

Sắt là một nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, tuy nhiên vai trò của nó lại cực kỳ quan trọng. Thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con người. Do đó bổ sung sắt như thế nào cho hợp lý là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy cùng Phytex Farma giải đáp thắc mắc trên cho mọi người nhé.

1. Vai trò của sắt đối với con người

Sắt cần thiết cho sự tạo thành hem (thành phần của hồng cầu) và các enzym khác. Khoảng 75 – 90% lượng sắt của toàn cơ thể nằm trong huyết sắc tố của hồng cầu tuần hoàn. Trong 1ml khối hồng cầu có khoảng 1mg sắt. Sắt được vận chuyển trong huyết tương bằng cách gắn với transferrin (protein vận chuyển sắt). Dự trữ sắt chủ yếu ở gan dưới dạng ferritin, ngoài ra sắt còn được dự trữ ở dạng hemosiderin trong đại thực bào.

Sắt trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn. Quá trình hấp thu sắt từ thức ăn xảy ra ở dạ dày, tá tràng và phần trên của ruột non. Chuyển hóa sắt được cân bằng giữa hấp thu và mất đi (khoảng 1mg/ngày).

Sắt tham gia vào nhiều chức năng sống, điển hình là chức năng hô hấp và chức năng miễn dịch của con người.

2. Những lý do thiếu sắt thường gặp:

  • Thiếu dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cung cấp các thực phẩm chứa sắt trong bữa ăn. Nguyên nhân này hiếm khi gặp ở người lớn.
  • Giảm hấp thu sắt sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày hoặc do rối loạn tiêu hóa.

Tăng nhu cầu:

  • Phụ nữ có thai.
  • Bà mẹ cho con bú.
  • Trẻ em trong giai đoạn phát triển.

Mất máu:

  • Mất máu cấp tính: Do chấn thương, tai nạn, cho máu.
  • Máu máu kéo dài: Kinh nguyệt nhiều, kéo dài hoặc do giun móc, giun lươn, hoặc do xuất huyết da dày – ruột…

3. Hậu quả của thiếu sắt

Hậu quả dễ thấy nhất của thiếu sắt là thiếu máu nhược sắc mức độ nhẹ và vừa. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như:

  • Người hay mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể (máu thực hiện chức năng này). Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
  • Khó thở khi gắng sức.
  • Nhịp thở nhanh.
  • Có thể bệnh nhân có triệu chứng ăn dở: Tức là thèm ăn những thức ăn không bình thường.
  • Giai đoạn đầu bệnh nhân có biểu hiện giảm dự trữ sắt: Ferritin huyết thanh thấp, khả năng gắn sắt toàn phần của huyết thanh tăng lên, thể tích trung bình hồng cầu bình thường.
  • Giai đoạn sau biểu hiện dự trữ sắt bị thiếu hụt trầm trọng: Ferritin huyết thanh thấp (dưới 30 mcg/dl), giảm rõ rệt các chỉ số thể tích trung bình hồng cầu, lượng hemoglobin trung bình hồng cầu, nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu, hồng cầu nhỏ, nhạt màu. Trong những trường hợp nặng có sự thay đổi kích thước hồng cầu, hồng cầu không đều, hồng cầu bị biến dạng.
  • ​Đối với trẻ em, khi thiếu sắt còn dẫn đến hậu quả chậm biết nói, chậm biết ngồi, chậm biết đi.

4. Nhu cầu sắt đối với cơ thể

Nhu cầu sắt hàng ngày đối với nam và nữ khác nhau, thông thường, mỗi ngày nam giới cần 1mg, nữ giới cần 1,6 – 2mg. Đối với trẻ mới sinh, trong cơ thể chúng đã có một lượng sắt dự trữ từ trong bào thai khoảng 0,25g. Ở trẻ sinh non, sinh già tháng, suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g.

Người ta ước tính được rằng trong thời kỳ mang thai và 6 tháng đầu cho con bú, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt (bao gồm: cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg).

5. Bổ sung sắt đúng cách

5.1 Bổ sung sắt bằng thực phẩm

Nguồn thực phẩm cung cấp sắt như tiết bò, thịt bò, men bia khô, trứng gà, cua biển, đậu nành…mỗi loại có chứa một hàm lượng sắt khác nhau. Ví dụ trong 100g tiết bò, lượng sắt chiếm đến 52mg…

Sắt có trong cả thực vật và động vật nhưng hàm lượng sắt trong động vật nhiều hơn, đặc biệt là các loài động vật sống trên cạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Cơ thể mỗi người hấp thu được 10 – 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật. Tính trung bình cơ thể chỉ hấp thu được 10%. Chính vì vậy, muốn đủ lượng sắt cung cấp mỗi ngày cần ăn lượng sắt gấp 10 lần khuyến cáo từ thực phẩm.

Cần lưu ý: Hạn chế ăn các thực phẩm quá giàu phospho vì gây kết tủa sắt, dẫn đến hấp thu sắt bị suy giảm. Tăng cường ăn thực phẩm giàu Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) vì chúng giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.

5.2 Bổ sung sắt bằng thuốc

Khi cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên tắc đầu tiên là cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi cơ thể phục hồi đủ lượng sắt đạt mức bình thường mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên bổ sung chế phẩm sắt kết hợp Acid Folic.

Tác dụng phụ của thuốc sắt là gây táo bón, do đó để hạn chế tình trạng này, trong một số viên sắt có thêm các thành phần dược liệu có tính nhuận tràng.

ĐẶC BIỆT Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm Viên uống bổ sung sắt EFEN – xuất xứ từ Pháp – thành phần chính gồm Sắt Fumarate kết hợp cùng axit Folic, Vitamin C và Inulin đem đến sự tiện lợi và tối ưu hấp thụ tốt nhất cho sức khỏe của quý khách hàng !

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/efen/  hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

BỔ SUNG COLLAGEN: LỢI VÀ HẠI THẾ NÀO?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ biến, nhiều người tin tưởng vào hiệu quả của loại protein đặc biệt này. Vậy thực hư về lợi ích và cả những rủi ro tiềm ẩn của collagen dưới dạng thực phẩm chức năng thế nào?

1. Collagen là gì?

Hiểu một cách đơn giản, collagen là một trong những loại protein dồi dào nhất trong cơ thể và giúp hình thành da, xương, cơ, gân và dây chằng của chúng ta. Collagen chịu trách nhiệm cho các khớp khỏe mạnh và độ đàn hồi của da. Tuy nhiên, khi con người già đi, loại protein này bắt đầu giảm sản xuất dần.

Cơ thể con người chứa nhiều loại collagen. Các nhà khoa học đã xác định được tổng cộng 29 loại, trong đó có 5 loại chính, bao gồm:

  • Loại I mang lại sức mạnh cho da, xương, dây chằng và gân.
  • Loại II tạo nên sụn linh hoạt giúp hỗ trợ khớp.
  • Loại III được tìm thấy trong các cơ quan nội tạng, mạch máu và cơ bắp.
  • Loại IV ở một số lớp da.
  • Loại V hiện diện trong giác mạc cũng như một số lớp da và tóc.

Collagen cũng được sản xuất tự nhiên trong cơ thể bằng cách kết hợp các acid amin, các khối tạo nên protein có trong thực phẩm. Để sản xuất collagen, cơ thể cần:

Proline: được tìm thấy trong lòng trắng trứng, sữa, bắp cải, nấm và măng tây.

Glycine: có trong da heo, da gà, gelatin và nhiều loại thực phẩm giàu protein khác.

Vitamin C: có trong trái cây họ cam quýt và ớt chuông.

Kẽm: có trong thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, động vật có vỏ, đậu xanh, đậu lăng, đậu, sữa, phô mai và các loại hạt khác nhau.

Đồng: có trong nội tạng, bột ca cao, hạt điều, hạt vừng và đậu lăng.

2. Thực phẩm bổ sung collagen là gì?

Vì cơ thể giảm sản xuất collagen khi già đi nên nhiều người sử dụng bột collagen hoặc các loại thực phẩm bổ sung collagen khác chứa các thành phần hoạt chất tương tự như viên nang, kẹo dẻo và dạng lỏng với mong muốn làm chậm quá trình lão hóa, xương khớp trơn hơn, da đàn hồi tốt hơn.

Hầu hết các chất bổ sung collagen đều chứa loại I, II và III – phần lớn lượng collagen được tìm thấy trong cơ thể. Chúng chứa một dạng collagen dễ tiêu hóa được gọi là collagen peptide hoặc collagen thủy phân. Những chất bổ sung này được làm từ mô của bò, lợn, gà hoặc cá còn bột collagen thuần chay làm từ vi khuẩn, nấm men. Bột collagen thuần chay chưa được khẳng định chắc chắn là có những lợi ích tương tự như collagen từ nguồn động vật hay không.

3. Những ghi nhận về lợi ích của thực phẩm bổ sung collagen

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung collagen có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa, tăng mật độ xương và cải thiện tình trạng đau khớp, lưng và đầu gối. Nhưng nhiều nghiên cứu trong số này có quy mô nhỏ và được tài trợ bởi các công ty đằng sau những sản phẩm như vậy, điều này làm tăng cơ hội thiên vị. Một số sản phẩm nhất định cũng có những sai sót làm giảm khả năng phát huy hiệu quả của chúng, ví dụ, các loại kem bôi tại chỗ không có khả năng thấm sâu vào da, nơi sản sinh collagen.

Vì collagen rất quan trọng trong cơ thể chúng ta nên collagen không chỉ có lợi mà còn cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về lợi ích của bột collagen và các chất bổ sung collagen khác. Mặc dù có bằng chứng hợp lý cho thấy chúng giúp duy trì làn da ngậm nước và giảm đau do viêm xương khớp, nhưng chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn về những lợi ích chưa được hiểu rõ như giảm huyết áp và lượng đường trong máu.

Dưới đây là một số lợi ích thường được trích dẫn của việc bổ sung collagen:

Xương chắc khỏe hơn: Khi lão hóa, xương của bạn trở nên kém đặc và giòn hơn, dễ gãy hơn và mất nhiều thời gian hơn để lành lại nếu bị chấn thương. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng collagen hàng ngày có thể giúp xương của bạn đặc hơn, làm chậm quá trình lão hóa và giúp cơ thể bạn tạo ra xương mới.

Độ đàn hồi và hydrat hóa của da: Bổ sung collagen đã được chứng minh là cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da cho người lớn tuổi. Chúng cũng có thể giúp giảm bớt nếp nhăn.

Tóc dày hơn: Trong khi ngày càng có nhiều đàn ông bị hói thì nhiều phụ nữ cũng bị rụng tóc hoặc thưa dần khi có tuổi. Trong một nghiên cứu, một nhóm phụ nữ có mái tóc mỏng đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng tóc, độ che phủ da đầu và độ dày khi bổ sung collagen hàng ngày.

Móng tay khỏe mạnh hơn: Móng tay của một số người dễ gãy hơn những người khác và không mọc nhanh bằng. Một nghiên cứu ở một nhóm phụ nữ cho thấy móng mọc nhanh hơn và ít bị gãy hoặc sứt mẻ hơn chỉ sau 4 tuần bổ sung collagen hàng ngày.

Giảm đau nhức xương khớp: Đối với những người bị viêm xương khớp đầu gối, việc bổ sung collagen có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau nhẹ và cải thiện chức năng khớp.

Tăng khối lượng cơ bắp: Một nghiên cứu nhỏ cho thấy những người đàn ông sử dụng chất bổ sung collagen peptide trong chương trình rèn luyện sức mạnh kéo dài 12 tuần đã thấy khối lượng cơ và sức mạnh tăng lên nhiều hơn những người không dùng.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Collagen giúp giữ hình dạng của động mạch và mạch máu. Khi thiếu collagen, động mạch có thể yếu đi. Mạch máu dễ vỡ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên những người khỏe mạnh cho thấy bột collagen giữ cho động mạch khỏe mạnh hơn và giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

4. Rủi ro tiềm ẩn của collagen bổ sung

Tác dụng phụ của việc bổ sung collagen thường không lớn, một số người gặp triệu chứng tiêu hóa nhẹ hoặc có mùi vị khó chịu trong miệng. Việc bạn có các triệu chứng khác sau khi dùng thực phẩm bổ sung hay không phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bạn. Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe luôn là nên trao đổi, hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào bạn định dùng.

Kích thích sản xuất collagen bằng cách dùng thực phẩm bổ sung cũng có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa. Điều này xảy ra khi các gốc tự do hình thành trong cơ thể bạn và lấn át khả năng phòng vệ của nó. Căng thẳng oxy hóa có thể dẫn đến tổn thương tế bào và mô.

Tác dụng phụ thường gặp

Collagen có thể có tác dụng phụ phổ biến như gây tiêu chảy, khó tiêu, mùi vị khó chịu trong miệng. Một số ít người cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mất ngủ…

Collagen cũng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng như gây sốc phản vệ (collagen thủy phân từ cá) hoặc hiếm gặp hơn nữa là bất thường về gan.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thu hồi một số sản phẩm collagen vì những tuyên bố sai sự thật. Các sản phẩm kích thích sản xuất collagen hoặc tuyên bố xóa nếp nhăn được FDA coi là thuốc chứ không phải thực phẩm bổ sung. Vì vậy, những sản phẩm này phải cung cấp bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả trước khi đưa ra thị trường.

5. Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của collagen

Chỉ nên dùng chất bổ sung collagen khi có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Luôn trao đổi với bác sĩ khi dùng chất bổ sung để đảm bảo rằng chất bổ sung và liều lượng phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.

Hãy nhớ rằng sau khi bạn bổ sung collagen, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ phân hủy nó thành các acid amin. Cơ thể bạn sau đó sẽ kết hợp các acid amin này lại với nhau để tạo thành protein mới. Loại protein mới có thể không chứa loại acid amin có trong thực phẩm bổ sung mà bạn dùng. Vì vậy, bất kể sản phẩm giới thiệu thế nào, chúng ta không thể nhắm mục tiêu lợi ích của collagen một cách chính xác đến một số vùng nhất định như da, tóc hoặc khớp.

Tác dụng phụ của bột collagen, viên nang, chất lỏng hoặc kẹo dẻo ít được ghi nhận nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tạm dừng việc bổ sung collagen vì vẫn chưa có đủ nghiên cứu để đưa ra bất kỳ kết luận nào về sự an toàn của chúng với thai kỳ.

Ngoài ra, bổ sung collagen có nguồn gốc từ động vật có thể không an toàn cho các nhóm người sau:

  • Những người bị dị ứng với cá, động vật có vỏ hoặc trứng (thành phần bổ sung collagen có thể chứa các chất gây dị ứng này).
  • Những người có chế độ ăn kiêng Kosher hoặc Halal.
  • Những người có chế độ ăn chay hoặc thuần chay.

6. Các lựa chọn thay thế lành mạnh

Bổ sung collagen không phải là cách duy nhất giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều collagen hơn. Tiêu thụ thực phẩm như nước hầm xương và gelatin cũng thúc đẩy sản xuất collagen. Tác dụng của bột collagen và các chất bổ sung collagen khác vẫn tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận. Thay vì lạm dụng những chất bổ sung này, có thể giúp cơ thể tạo ra nhiều collagen một cách tự nhiên bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống có đầy đủ các thực phẩm lành mạnh.

Để sản xuất collagen, cơ thể kết hợp các acid amin glycine và proline cùng với các acid amin khác bao gồm vitamin C, kẽm và đồng. Hỗ trợ cơ thể sản xuất nhiều collagen hơn bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu glycine và proline như thịt gà, thịt bò, cá, sữa, trứng và đậu. Để có vitamin C, kẽm và đồng, nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, cà chua, rau xanh, động vật có vỏ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Đặc biệt Phytex Farma hiện đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm Collagen Marin đến từ Pháp với hàm lượng cao Collagen Marine kết hợp Glutathione, vitamin E-C-H, Glutathione cùng chiết xuất Dương xỉ và Nhụy hoa nghệ tây mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi , an toàn ,hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% dành cho phái đẹp !

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/collagen-marin/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

ESTROGEN LÀ GÌ VÀ CÓ VAI TRÒ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

1. Estrogen là gì?

Hormone là dấu hiệu hóa học cho biết các mô cụ thể hoạt động theo cách nào.

Ở tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu tiết ra hormone estrogen có giới hạn cho từng chu kỳ kinh nguyệt. Mức estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ, điều này kích hoạt sự giải phóng trứng. Lượng hormone này sau đó giảm nhanh sau khi rụng trứng.

Estrogen thường đi qua các mạch máu, đến tiếp xúc với các tế bào trong nhiều loại mô trong cơ thể và đưa ra một thông điệp hoặc chỉ dẫn.

Đây là một trong những hormone quan trọng nhất đối với phụ nữ, bên cạnh progesterone. Progesterone giúp duy trì thai kỳ và cấy trứng vào tử cung.

Phân loại estrogen:

  • Estrone (E1): Đây là một dạng estrogen yếu và là loại duy nhất được tìm thấy ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Một lượng nhỏ estrone có hầu hết trong các mô của cơ thể, chủ yếu là chất béo và cơ bắp. Cơ thể có thể chuyển đổi estrone thành estradiol và estradiol thành estrone.
  • Estradiol (E2): Đây là loại estrogen mạnh nhất. Estradiol là một steroid được sản xuất bởi buồng trứng. Nó được cho là một trong những nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề phụ khoa, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ và ung thư xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung.
  • Estriol (E3): Đây là loại estrogen yếu nhất và là chất thải được tạo ra sau khi cơ thể sử dụng estradiol. Mang thai là thời gian duy nhất mà tại đó một lượng đáng kể estriol được tạo ra. Estriol không thể được chuyển đổi thành estradiol hoặc estrone.

Estrogen cũng tồn tại ở nam giới nhưng nồng độ estrogen thấp hơn nhiều so với nữ giới.

2. Estrogen có vai trò gì?

 

Ở nữ giới, estrogen ảnh hưởng đến các bộ phận sau của cơ thể:

  • Buồng trứng: Estrogen giúp kích thích sự phát triển của nang trứng.
  • Âm đạo: Nó cũng kích thích sự phát triển của âm đạo đến khi có kích thước âm đạo của một người trưởng thành, làm dày thành âm đạo và tăng độ axit âm đạo làm giảm nhiễm khuẩn. Nó cũng giúp bôi trơn âm đạo.
  • Ống dẫn trứng: Estrogen chịu trách nhiệm cho sự phát triển về độ dày, thành cơ trong ống dẫn trứng và cho sự co thắt các cơ giúp di chuyển trứng và tế bào tinh trùng.
  • Tử cung: Estrogen tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót tử cung. Nó làm tăng kích thước của nội mạc tử cung cũng như tăng cường lưu lượng máu, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme. Estrogen cũng kích thích các cơ trong tử cung phát triển và co bóp. Các cơn co thắt giúp đỡ trong quá trình sinh con, và chúng cũng hỗ trợ thành tử cung lột bỏ mô chết trong kỳ kinh nguyệt.
  • Cổ tử cung: Estrogen giúp làm điều chỉnh dòng chảy và độ dày của dịch tiết niêm mạc tử cung. Điều này giúp tăng cường sự di chuyển của tế bào tinh trùng đến trứng thuận lợi cho quá trình thụ tinh.
  • Các tuyến vú: Estrogen có mối liên hệ với các hormone khác trong vú. Chúng chịu trách nhiệm cho sự phát triển của vú trong thời niên thiếu, sắc tố của núm vú và giúp ngừng tiết sữa khi trẻ không còn bú mẹ.

Estrogen chịu trách nhiệm cho sự khác biệt giữa cơ thể nam và nữ. Trong cơ thể phụ nữ :

  • Estrogen làm cho xương nhỏ hơn và ngắn hơn, xương chậu rộng hơn và vai hẹp hơn.
  • Làm tăng lưu trữ chất béo xung quanh hông và đùi, có nghĩa là cơ thể cong và đường nét hơn.
  • Estrogen giúp làm chậm sự phát triển của nữ giới trong giai đoạn dậy thì và tăng độ nhạy cảm với insulin. Insulin ảnh hưởng đến lượng mỡ trong cơ thể và sự phát triển của cơ bắp.
  • Nó ảnh hưởng đến lông trên cơ thể trở nên mềm mỏng hơn, trong khi làm cho tóc của phụ nữ lâu dài hơn.
  • Estrogen làm cho thanh quản nhỏ hơn và dây thanh âm ngắn hơn, mang đến cho nữ giọng nói cao hơn nam giới.
  • Estrogen ức chế hoạt động của các tuyến trên da sản sinh ra chất nhờn. Điều này làm giảm khả năng bị mụn trứng cá ở phụ nữ.

Các bộ phận khác mà estrogen có tác động bao gồm:

  • Não: Nó có thể giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh phần não liên quan đến sự phát triển tình dục và tăng cường tác dụng của các chất “cảm thấy tốt” cho não.
  • Da: Estrogen cải thiện độ dày và chất lượng của da cũng như hàm lượng collagen ngăn ngừa lão hóa.
  • Xương: Estrogen giúp bảo tồn sức mạnh của xương và ngăn ngừa thoái hóa xương.
  • Gan và tim: Hormone điều chỉnh sản xuất cholesterol trong gan, giúp bảo vệ tim và động mạch.

3. Hậu quả của thiếu hụt estrogen đối với phụ nữ

 

  • Thay đổi về nhan sắc: da trở nên khô nhám, nếp nhăn và mất tính đàn hồi, xuất hiện các vết nám, đồi mồi.
  • Thay đổi về ngoại hình: vòng một kém săn chắc, mỡ thừa tập trung nhiều hơn ở bụng. Có thể xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô, đau khi quan hệ.
  • Thay đổi về sức khỏe: tăng nguy cơ bị loãng xương, mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, ung thư.

4. Thực phẩm giúp tăng cường estrogen

 

Một số thực phẩm có chứa phytoestrogen, có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen trong cơ thể. Bao gồm các loại rau cải, đậu nành và một số thực phẩm có chứa protein đậu nành, các loại quả mọng, hạt và ngũ cốc, quả hạch, trái cây, rượu nho.

Một quan niệm sai lầm phổ biến là phytoestrogen có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nhưng một số nghiên cứu xác nhận rằng các thực phẩm có chứa phytoestrogen được liệt kê ở trên có thể làm giảm nguy cơ ung thư, giảm bốc hỏa, cải thiện các triệu chứng mãn kinh khác và mang lại lợi ích sức khỏe khác.

5. Ứng dụng của các sản phẩm estrogen với phụ nữ

 

Estrogen tổng hợp, estrogen giống hệt sinh học và estrogen có nguồn gốc từ ngựa cái mang thai (Premarin) được sử dụng cho một loạt các mục đích y tế.

Các ứng dụng phổ biến nhất của estrogen là sử dụng làm thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone (HRT) và liệu pháp thay thế hormone giống hệt sinh học (BHRT) cho thời kỳ mãn kinh.

5.1. Thuốc tránh thai

 

Thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai được sử dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Estrogen có trong thuốc tránh thai kết hợp cùng với hormone progestin.

Nhiều phụ nữ dùng thuốc tránh thai liều thấp, chứa 20 đến 50 microgam (mcg) estrogen.

Estrogen trong viên thuốc tránh thai sẽ gửi phản hồi đến não. Phản hồi này gây ra một loạt các hiệu ứng trong cơ thể, bao gồm:

  • Ngăn chặn tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH)
  • Ngừng sản xuất hormone luteinizing (LH)
  • Ngăn ngừa rụng trứng
  • Hỗ trợ niêm mạc tử cung để ngăn chặn chảy máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt

Một số bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai sử dụng thay thế, bao gồm:

  • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
  • Giảm chuột rút nghiêm trọng và chảy máu nặng
  • Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và sự phát triển của u nang buồng trứng
  • Bảo vệ chống lại thai ngoài tử cung
  • Giảm triệu chứng tiền mãn kinh
  • Giúp giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá liên quan đến hormone

Uống thuốc tránh thai có nhiều rủi ro, như đau tim, đánh trống ngực, gây ra các cục máu đông, tắc mạch phổi, buồn nôn và ói mửa, đau đầu, chảy máu bất thường, thay đổi cân nặng, vú mềm và sưng.

Sử dụng lâu dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.

5.2 Liệu pháp thay thế hormone

 

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) nhằm mục đích làm giảm một số triệu chứng mãn kinh bằng cách đưa nồng độ nội tiết tố nữ trở lại bình thường. Việc điều trị có thể được cung cấp dưới dạng estrogen hoặc kết hợp giữa estrogen và progestin.

Đối với những phụ nữ, hormone progestin được sử dụng cùng với estrogen để ngăn chặn sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung, có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung. HRT có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt mũi, miếng dán, gel bôi da, thuốc tiêm, kem bôi âm đạo.

HRT có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh, như bốc hỏa, khô âm đạo, giao hợp đau, tâm trạng lâng lâng, rối loạn giấc ngủ, sự lo lắng, giảm ham muốn tình dục.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị rằng HRT nên được sử dụng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất cần thiết để đạt được mục tiêu điều trị.

Điều này có thể giúp tránh một số tác dụng phụ, chẳng hạn như đầy hơi, đau nhức vú, đau đầu, tâm trạng lâng lâng, buồn nôn, giữ nước.

Phụ nữ sử dụng hoặc đang cân nhắc sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh nên thảo luận về những lợi ích và rủi ro sức khỏe có thể xảy ra với bác sĩ.

Liệu pháp hormone cũng được sử dụng để giúp những người chuyển giới muốn chuyển đổi giữa các giới tính, với estrogen thường được kê đơn để giúp những phụ nữ chuyển giới đang muốn phát triển các đặc điểm tình dục phụ nữ.

Do những rủi ro do loại trị liệu này gây ra, điều quan trọng là một quá trình trị liệu bằng hormone được theo dõi dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ.

ĐẶC BIỆT Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống cân bằng nội tiết tố nữ Iri’s Women với hàm lượng cao tinh dầu hoa anh thảo kết hợp cùng rễ Maca( còn gọi là sâm Angela) – Thiên Môn Chùm ( hay Shatavari) – Trinh nữ châu Âu – Vitamin E và Kẽm giúp hỗ trợ cân bằng Estrogen nội sinh mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi ,an toàn, hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% dành cho phái đẹp !

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/iris-women/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

Silic là chất gì? Silic có tác dụng gì đối với cơ thể?

Hiện nay, Silic được biết đến là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, giúp duy trì mái tóc, làn da và móng khỏe mạnh. Vậy cụ thể Silic là chất gìSilic dùng để làm gì và có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người?

1. Silic là chất gì?

Silic là nguyên tố gì? Silic là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết để duy trì sự sống cho cơ thể. Mặc dù chỉ chiếm một số lượng nhỏ nhưng Silic có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, chống lại rối loạn về thần kinh, duy trì móng, tóc và da khỏe mạnh.

Cơ thể người chứa khoảng 1,4 g Silic, hàm lượng Silic ở da, động mạch sẽ giảm dần theo độ tuổi nhưng hàm lượng Silic ở các các quan nội tạng lại được giữ ổn định. Silic được bổ sung cho cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, Silic tan rất nhanh và được phân bố đến khắp các cơ quan trong cơ thể.

2. Tác dụng của Silic là gì?

Tác dụng của Silic đối với cơ thể được biết đến nhiều nhất là hỗ trợ nuôi dưỡng làn da, mái tóc và móng chắc khỏe. Bên cạnh đó, những tác dụng của Silic đối với sức khỏe phải kể đến như:

2.1. Silic có tác dụng gì trong quá trình hình thành và tăng cường mật độ xương

Silic có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển xương trong mọi lứa tuổi. Bổ sung đầy đủ silic giúp ngăn ngừa chấn thương, biến dạng xương khi tái cấu trúc lại các xương đã gãy.

 

2.2. Công dụng của Silic đối với hệ miễn dịch cơ thể

Silic có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại. Thiếu hụt silic do thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến cho hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn.

2.3. Tác dụng của silic đối với sức khỏe da, tóc

Silic có khả năng kích thích quá trình hồi phục của các mô da đã bị tổn thương, đồng thời, tăng cường khả năng tổng hợp collagen, duy trì làn da khỏe đẹp mỗi ngày. Bên cạnh đó, silic cũng được chứng minh là có hiệu quả đối với sức khỏe của mái tóc, giúp tóc chắc khỏe, nuôi dưỡng nang tóc, cải thiện tình trạng tóc gãy rụng do thiếu silic. Bên cạnh đó, bổ sung silic cũng giúp loại bỏ những tế bào trên da bị tổn thương, thức đẩy quá trình sản sinh collagen, tăng độ sáng bóng và dày mượt cho tóc.

2.4. Silic giúp ngăn chặn những rối loạn thần kinh

Silic là một trong những khoáng chất có vai trò gián tiếp trong việc ngăn ngừa các rối loạn về thần kinh cho cơ thể, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Bổ sung Silic cũng giúp hạn chế những mảng bám tích tụ gây bệnh tim mạch.

3. Cách bổ sung Silic cho cơ thể

Để bổ sung silic cho cơ thể có thể cách khắc nhau. Tuy nhiên, tốt nhất, mọi người nên bổ sung Silic cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Một số thực phẩm giàu silic mà mọi người có thể sử dụng bao gồm:

  • Các loại rau củ như: mướp, măng tây, rau chân vịt, củ cải, khoai lang, bí đao,….
  • Các loại trái cây: Chuối, xoài, dâu tây, bơ,…
  • Các loại hạt: hạt mè, hạt vừng, hạt đậu phộng,… trong đó, hàm lượng khoáng chất cao nhất thường tập trung ở lớp vỏ của hạt.
  • Các loại đậu như: đậu xanh, đậu lăng, đậu nành,…
  • Silic còn được tìm thấy trong các loại dược liệu như: cây ngải cứu, cây xô thơm, cây xạ hương, cỏ đuôi ngựa… Các loại thảo dược này được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh và bồi bổ cho cơ thể.
  • Bên cạnh đó, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Belle Hairnakin để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Với thành phần bao gồm: Silic (bao gồm Silica), Collagen hydrolysate, Kẽm, Mangan,… bổ sung mỗi ngày 1 viên Belle Hairnakin có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng mái tóc, làn da khỏe đẹp cho cơ thể. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong trường hợp: Người có mái tóc khô yếu, gãy rụng nhiều, móng chân, móng tay giòn, dễ gãy; Người có làn da khô, nám sạm tàn nhang.

Đặc biệt  Phytex Farma hiện đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm Viên uống bổ sung canxi hữu cơ Bambo Canci 60 viên và Bambo Canci 30 viên sản xuất tại Pháp với hàm lượng cao Canxi Bisglycinate cực kì dễ hấp thu – kết hợp đầy đủ các vitamin D cùng K2 – MK7 và chiết xuất Silic từ Tre giúp khỏe mạnh cả cơ gân – mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi, an toàn, hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% đến quý khách hàng!

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/bambo-canci/  và https://phytexfarma.com/san-pham/bambo-canci-3/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

NATTOKINASE CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

Nattokinase là enzym chiết xuất từ đậu nành hiện đang lưu hành trên thị trường dưới dạng thực phẩm chức năng, điển hình như Nattospes. Bài viết sau đây sẽ làm rõ tác dụng thực sự của Nattokinase trong việc phòng ngừa và cải thiện di chứng đột quỵ.

1. Nattokinase là gì?

Natto là sản phẩm lên men của đậu nành, một món ăn truyền thống ở Nhật Bản trong hàng nghìn năm với công dụng tiêu sợi huyết. Nattokinase được tinh chế và chiết xuất từ ​​Natto.

Năm 1980, Hiroyuki Sumi – một nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng Natto có thể làm tiêu fibrin nhân tạo. Nattokinase đã được nghiên cứu rộng rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và gần đây đã được Tây Y quan tâm. Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá mức độ an toàn của Nattokinase. Nattokinase đang trải qua thử nghiệm lâm sàng (Phase II) tại Hoa Kỳ trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cục máu đông, đột quỵ.

2. Hoạt chất Nattokinase có tác dụng gì?

2.1. Nattokinase phòng ngừa và hỗ trợ tiêu huyết khối trong đột quỵ

Công dụng của Nattokinase là phá vỡ cục máu đông bằng cách trực tiếp tiêu sợi fibrin, chuyển prourokinase nội sinh thành urokinase (uPA), phân hủy PAI-1 (chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1) và tăng chất hoạt hóa plasminogen mô (t-PA) hỗ trợ tiêu sợi huyết. Không giống như các protease tiêu sợi huyết thông thường (ví dụ, t-PA và uPA có thể gây chảy máu), Nattokinase ít khi gây tác dụng phụ. Với các đặc điểm này, Nattokinase được sử dụng để điều trị cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ.

Cụ thể, Nattokinase có khả năng phá vỡ huyết khối và tiêu fibrin mạnh mẽ. Nghiên cứu trên 12 nam giới trẻ khỏe mạnh dùng 1 viên Nattokinase (2000FU) cho thấy nồng độ antithrombin trong máu của họ tăng lên đáng kể sau 2 giờ. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng Nattokinase tham gia vào nhiều con đường khác nhau để thể hiện tác dụng tiêu sợi huyết và chống đông máu.

Nattokinase được báo cáo ảnh hưởng đến cả huyết khối động mạch oxy hóa và huyết khối tĩnh mạch do viêm. Khi đưa FeCl3 vào các động mạch tổn thương, huyết khối oxy hóa sẽ hình thành và xảy ra kết dính tiểu cầu. Nattokinase thể hiện tác dụng bằng cách ức chế sự hình thành huyết khối và kết tập tiểu cầu. Tác dụng của Nattokinase tương tự với Aspirin. Tuy nhiên, Nattokinase khác với Aspirin ở chỗ là ít khi gây tác dụng phụ, trong khi Aspirin có thể gây xuất huyết hoặc loét dạ dày.

Sự gia tăng nồng độ của các yếu tố đông máu VII và VIII có thể gây ra “dòng thác đông máu”. Thử nghiệm trên người tình nguyện cho thấy uống 2 viên Nattokinase mỗi ngày (2000FU/viên) trong vòng 2 tháng làm giảm đáng kể yếu tố VII, yếu tố VIII và fibrinogen trên tất cả các nhóm đối tượng (người khỏe mạnh, người có yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh nhân đang lọc máu) và không có tác dụng phụ nào được ghi nhận trong thời gian nghiên cứu.

Tại Việt Nam, Nattokinase đã được ứng dụng trong nhiều sản phẩm hỗ trợ. Đặc biệt đã có sản phẩm hỗ trợ chứa Nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng (thử nghiệm hiệu quả và độ an toàn trên người). Đây là một bước tiến mới giúp người bệnh có thêm một lựa chọn hiệu quả và an toàn để phòng ngừa cục máu đông, đột quỵ, tai biến mạch máu não.

2.2. Các tác dụng khác của Nattokinase

  • Hỗ trợ hạ huyết áp: Các nghiên cứu ở Nhật Bản của Trường Đại học Y Miyazaki và Đại học Khoa học Kurashiki đã chỉ ra tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của enzym Nattokinase thông qua việc ức chế ACE.
  • Hỗ trợ giảm cholesterol xấu: Nattokinase có thể hỗ trợ giảm cholesterol xấu, hạn chế xơ vữa động mạch.
  • Hỗ trợ cải thiện trí nhớ: Nattokinase có tác động tích cực tới não, hỗ trợ cải thiện trí nhớ sau đột quỵ.

Hiện nay, các sản phẩm Nattokinase lưu hành trên thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada và Hoa Kỳ như một loại thực phẩm chức năng chống đông máu, ngăn ngừa cục máu đông và cải thiện lưu thông máu, giúp phòng ngừa và cải thiện một số bệnh lý như đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh Alzheimer và xơ vữa động mạch.

3. Liều dùng và cách dùng Nattokinase

 

Liều dùng tối ưu của Nattokinase chưa được xác định rõ ràng cho từng bệnh lý nêu trên. Mặt khác, thành phần hoạt tính và chất lượng mỗi sản phẩm chứa Nattokinase có thể khác nhau tùy vào nhà sản xuất nên rất khó để đưa ra liều chuẩn khuyến cáo. Nattokinase được sử dụng qua đường uống, với liều thông thường là 100-200mg/ngày.

4. Đánh giá độ an toàn của Nattokinase

 

Mặc dù không có tác dụng bất lợi nào được ghi nhận khi sử dụng Nattokinase trong các thử nghiệm trên người, tính an toàn của Nattokinase vẫn cần được nghiên cứu kỹ. Các nghiên cứu tuân thủ GLP (Thực hành tốt phòng thí nghiệm) được báo cáo vào năm 2016 đã không quan sát thấy hoạt tính gây đột biến trong ống nghiệm sau khi điều trị Nattokinase.

Trong một nghiên cứu trên người tình nguyện khỏe mạnh sử dụng Nattokinase đường uống (10 mg/kg) mỗi ngày trong 28 ngày, không có thay đổi đáng kể nào trong nước tiểu, mạch hay huyết áp của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu tổng hợp từ các nghiên cứu về độc tính đã đánh giá cao độ an toàn của Nattokinase.

Tóm lại, Nattokinase là một enzym thể hiện hoạt tính tiêu sợi huyết rất mạnh. Nhiều thử nghiệm trên người đã chứng minh rằng Nattokinase giúp cải thiện lưu thông máu, phòng ngừa và cải thiện di chứng đột quỵ mà không gây ra tác dụng bất lợi nào. Nattokinase đang được bán dưới dạng thực phẩm chức năng và ngày càng nhận được sự quan tâm của Tây Y.

ĐẶC BIỆT,  Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống hỗ trợ tuần hoàn máu não IQGINKO từ châu Âu – thành phần chính gồm Cao Bạch Quả (Ginko Biloba) hàm lượng cao kết hợp với Chiết xuất rau đắng biển, Huperzine A, Nattokinase, Magie, GABA, Citicolin, Vitamin B1 + Vitamin B6 + Acid Folic, Coenzym Q10 cùng Melatonin đảm bảo nguyên chất, an toàn, chính hãng 100% sẽ đem đến sự hài lòng và cải thiện sức khỏe tinh thần một cách rõ rệt, trí tuệ minh mẫn và vô cùng tiện lợi cho quý khách hàng !

Mọi chi tiết xem thêm tại  https://phytexfarma.com/san-pham/iqginko/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

LUTEIN LÀ GÌ ? TÁC DỤNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Lutein là một carotenoid có trong tự nhiên được xếp vào nhóm chất chống oxy hóa mạnh mẽ và được tổng hợp bởi thực vật. Do đó, thuốc Lutein được ra đời nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các phân tử không ổn định.

1. Lutein là gì?

Lutein là một carotenoid có trong tự nhiên được xếp vào nhóm chất chống oxy hóa mạnh mẽ và được tổng hợp chỉ bởi thực vật. Do đó, thuốc Lutein được ra đời nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các phân tử không ổn định.

Có thể dễ dàng bắt gặp thành phần Lutein được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da cho phái đẹp. Để quá trình chống oxy hóa đạt hiệu quả triệt để, các dòng sản phẩm mỹ phẩm thường kết hợp các lợi ích của nhiều chất carotenoid với nhau, trong đó có sự kết hợp giữa Zeaxanthin và Lutein.

2. Khả năng hoạt động của Lutein

 

Lutein là hợp chất Carotenoid chiếm tỷ lệ cao nhất ở điểm vàng của mắt và não. Đây là chất đóng vai trò là chất chống oxy hóa cũng như là thành phần thiết yếu cấu tạo nên cơ thể con người. Tuy nhiên, cơ thể người không thể tự tổng hợp Lutein mà cần được bổ sung hợp chất này trong quá trình ăn uống các loại rau xanh, hoa quả có màu đậm hoặc qua các thực phẩm chức năng khác.

Ngoài ra, Lutein đóng vai trò là chất chống oxy hóa cho da giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra bởi ánh sáng mặt trời, ánh sáng xanh hoặc do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không khoa học.

3. Vai trò của Lutein đối với sức khỏe

  • Bảo vệ quá trình sản xuất collagen: Lutein giúp duy trì khả năng sinh sản collagen dưới da và chịu trách nhiệm duy trì độ đàn hồi cũng như giúp trẻ hóa làn da.
  • Ngăn ngừa sản sinh melanin: Lutein bảo vệ làn da khỏi các tia cực tím (UV) gây hại và ngăn ngừa quá trình sản sinh melanin dưới da nhờ khả năng chống oxy hóa.
  • Làm sáng da: Lutein có khả năng cải thiện độ ẩm trên da, tiêu diệt những yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài để giúp da sáng màu và căng mịn.
  • Xây dựng và duy trì cấu trúc màng tế bào: Lutein có khả năng bảo vệ chất béo, protein và DNA khỏi các yếu tố hủy hoại và đẩy nhanh quá trình tái chế Glutathione.
  • Tăng cường sức khỏe mắt: Nhờ vào vai trò chống oxy hóa nên Lutein tham gia vào quá trình bảo vệ đôi mắt khỏi các gốc tự do có hại để giảm thiểu nguy cơ phát sinh thoái hóa điểm vàng ở tuổi tác. Hiện nay trên thị trường có sản xuất Lutein viên sáng mắt giúp tăng cường thị lực cho người dùng.

4. Sử dụng Lutein đúng cách

Cho đến hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác hàm lượng Lutein và Zeaxanthin cần thiết để cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Một số nghiên cứu bước đầu cho thấy chỉ cần bổ sung 10mg Lutein và 2mg Zeaxanthin cho cơ thể là đủ để mắt và da có thể hấp thụ tốt nhất hai hoạt chất chống oxy hóa này.

Có 2 cách bổ sung Lutein hàng ngày bao gồm: bổ sung bằng thực phẩm chức năng và bổ sung bằng thực phẩm giàu lutein.

Cần lưu ý không nên chế biến các thực phẩm có chứa thành phần Lutein với nhiệt độ cao, vì có thể ảnh hưởng đến hàm lượng carotenoid trong thực phẩm. Tuy nhiên, dùng thực phẩm được nấu chín vẫn tốt hơn so với dùng sống.

5. Một số lưu ý trong khi sử dụng Lutein

  • Khi cơ thể hấp thu quá nhiều carotenoid bao gồm cả Lutein và Zeaxanthin có thể gây tác dụng ngược do dẫn đến vấn đề carotenoderma. Đây là tình trạng vàng da do thâm nhiễm carotene trong máu.
  • Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú khi muốn sung Lutein thì cần trao đổi kỹ bác sĩ chuyên khoa.

Lutein là một carotenoid có trong tự nhiên được xếp vào nhóm chất chống oxy hóa mạnh mẽ và được tổng hợp bởi thực vật. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Đặc biệt  Phytex Farma hiện đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm Viên uống hỗ trợ tăng cường thị lực LteinOmega sản xuất tại châu Âu với hàm lượng cao Chiết xuất Việt Quất + DHA từ Dầu gan cá tuyết, vitamin B2 + Đồng + Selen, chứa XanMax ® (công thức độc quyền đã được chứng minh lâm sàng) chứa Lutein, Zeaxanthin + Meso Zeaxanthin giúp giảm khô, mỏi mắt phòng thoái hóa điểm vàng và ngừa đục thủy tinh thể – mang đến một sự lựa chọn vô cùng an toàn, hiệu quả cao, cực tiện lợi và cam kết chính hãng 100% đến quý khách hàng!

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/lteinomega/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

THIẾU ACID FOLIC – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ ĐIỀU TRỊ

Acid folic giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Thiếu acid folic có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh và các biến chứng nguy hiểm khác. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm bạn đang thiếu axit folic?

A.Thiếu acid folic là gì?

Thiếu acid folic là tình trạng cơ thể thiếu hụt một loại vitamin B để tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi không đủ các tế bào hồng cầu, bạn sẽ bị thiếu máu.

Các tế bào hồng cầu đảm nhận nhiệm vụ mang oxy đến tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Khi bị thiếu máu, tất cả các mô và cơ quan không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến cơ thể không làm việc bình thường.

Tình trạng thiếu hụt acid folic trầm trọng có thể gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Đây là bệnh lý mà các tế bào hồng cầu lớn hơn bình thường, số lượng ít, hình bầu dục, không tròn. Các tế bào hồng cầu này cũng không thể sống lâu như các tế bào hồng cầu bình thường.

Hầu hết mọi người đều dung nạp đủ vitamin B9 tự nhiên (axit folic) thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người có chế độ ăn kém hoặc có vấn đề trong việc hấp thụ dẫn đến thiếu hụt vitamin này. Phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ thiếu acid folic có nhiều nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Thiếu hay thừa acid folic đều gây hại. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung acid folic hàng ngày với liều lượng thích hợp.

B. Dấu hiệu thiếu acid folic

Một số người không có bất kỳ triệu chứng thiếu acid folic. Thường tình trạng được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm máu vì một lý do khác trước khi phát triển thành triệu chứng.

Thiếu axit folic thường dẫn đến thiếu máu, do đó bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng;
  • Nhức đầu;
  • Chóng mặt;
  • Khó thở;
  • Đánh trống ngực;
  • Ù tai;
  • Da nhợt nhạt;
  • Ăn uống không ngon miệng và sụt cân.

Ngoài những triệu chứng điển hình của thiếu máu kể trên, nếu bạn bị thiếu máu do thiếu folate có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

  • Lưỡi đỏ và đau;
  • Loét miệng;
  • Da vàng nhạt;
  • Rối loạn thị lực;
  • Tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân;
  • Cáu kỉnh và trầm cảm;
  • Yếu cơ;
  • Cảm giác có kiến bò hoặc châm chích;
  • Suy giảm trí tuệ như giảm trí nhớ, sự phán đoán và thấu hiểu.

C. Ai có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu acid folic?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng thiếu máu do thiếu hụt acid folic có thể kể đến:

  • Tiêu thụ thực phẩm nấu quá chín.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo vitamin.
  • Uống nhiều rượu bia gây cản trở sự hấp thụ folate.
  • Mắc bệnh lý như bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Sử dụng thuốc.
  • Đang mang thai.

D. Nguyên nhân thiếu acid folic

Nguyên nhân thiếu acid folic hay thiếu folate bao gồm:

1. Chế độ ăn uống

Không bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu vitamin B9 tự nhiên (folate) là nguyên nhân phổ biến nhất. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, người có chế độ ăn uống kém hoặc cơ thể có vấn đề trong việc hấp thụ vitamin. Ngoài ra, việc nấu thực phẩm quá chín cũng có thể phá hủy một lượng lớn các vitamin, trong đó có folate.

2. Mang thai

Axit folic là một loại vitamin B. Cơ thể chúng ta sử dụng nó để tạo ra các tế bào mới. Mọi người đều cần axit folic, nhưng phụ nữ mang thai thì axit folic thực sự rất quan trọng. Nếu người phụ nữ có đủ axit folic trong cơ thể trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não và cột sống của thai nhi. Những dị tật bẩm sinh này là dị tật bẩm sinh ống thần kinh (Neural Tube Defect – NTD).

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC kêu gọi mọi phụ nữ đang có ý định mang thai và đang có thai nên bổ sung 400 microgam (400 mcg) axit folic tổng hợp mỗi ngày để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.

Những dị tật bẩm sinh ở não và cột sống xảy ra trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, thường là trước khi người phụ nữ phát hiện ra mình có thai. Do đó, để axit folic phát huy tác dụng, chị em cần dùng mỗi ngày, bắt đầu từ trước khi mang thai.

Mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng acid folic bị thiếu. Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ hấp thụ acid folic chậm hơn, trong khi thai nhi lại tiêu thụ acid folic của cơ thể mẹ để phát triển. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu acid folic cao hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là khi không ăn uống đủ chất trong thời gian mang thai.

 

3. Bệnh lý

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thu ở đường tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng thiếu acid folic hoặc folate, chẳng hạn như bệnh viêm đường ruột Crohn, bệnh không dung nạp gluten Celiac, một số bệnh ung thư hoặc vấn đề thận nghiêm trọng cần phải lọc máu.

4. Gen di truyền

Sau khi được bổ sung vào cơ thể, acid folic cần có thời gian để chuyển hóa tất cả thành 5-MTHF. Tuy nhiên, một số người có đột biến gen di truyền làm cho quá trình chuyển đổi này diễn ra chậm hơn hoặc không hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt acid folic mặc dù họ vẫn ăn uống đủ chất hoặc bổ sung thực phẩm chức năng đầy đủ.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể can thiệp vào sự chuyển hóa của folate, làm giảm khả năng chuyển hóa như các loại thuốc chống co giật, thuốc điều trị viêm loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp, huyết áp cao, đái tháo đường, thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị ung thư… Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách bổ sung acid folic thích hợp.

6. Sử dụng nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia cũng có thể gây ra tình trạng thiếu acid folic bởi rượu bia làm cản trở sự hấp thụ folate. Ngoài ra, rượu bia cũng làm tăng bài tiết folate qua nước tiểu.

E. Thiếu acid folic có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp thiếu máu do thiếu acid folic được điều trị dễ dàng, tỷ lệ gây biến chứng nghiêm trọng là rất hiếm. Tuy nhiên, nếu bạn bị thiếu loại vitamin này trong một thời gian dài nhưng không được điều trị, nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và tim mạch sẽ tăng lên.

Bạn cũng có thể gặp các vấn đề ở khả năng sinh sản, khó mang thai hơn bình thường. Tình trạng này sẽ được giải quyết khi bạn bổ sung lại đủ lượng acid folic cần thiết.

Khi mang thai, nếu phụ nữ không bổ sung đủ acid folic, nguy cơ bong nhau thai gây sảy thai hoặc sinh non sẽ cao hơn. Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung và làm gián đoạn lưu lượng máu cung cấp đến thai nhi. Nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời, thai nhi có nguy cơ cao tử vong.

Trẻ sơ sinh khi sinh ra cũng có nhiều nguy cơ hơn nếu trong thai kỳ mẹ bị thiếu acid folic. Trẻ có thể có cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh trước ngày dự sinh. Nguy hiểm hơn, trẻ có nhiều khả năng mắc bệnh nứt đốt sống – một căn bệnh gây tổn thương tủy sống và dây thần kinh.

Bổ sung acid folic là việc vô cùng quan trọng trước và trong thai kỳ để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, đảm bảo trẻ sơ sinh được an toàn, khỏe mạnh và phát triển tối ưu. Tốt nhất, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách bổ sung acid folic thích hợp và đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, tránh thừa hoặc thiếu acid folic đều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

F. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của thiếu máu do thiếu acid folic hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, bạn nên thăm khám ngay để được bác sĩ chuyên môn kiểm tra và hướng dẫn cụ thể. Mỗi trường hợp sẽ được điều trị cá thể hóa, hướng dẫn liều lượng acid folic thích hợp. Không được chủ quan để tình trạng kéo dài và trở nên tồi tệ, có thể gây ra những tổn thương lâu dài không thể can thiệp.

G. Chẩn đoán thiếu acid folic như thế nào?

Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra, hỏi bệnh sử và các triệu chứng bạn gặp phải. Bạn sẽ được làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu, mức độ folate trong tế bào hồng cầu để xem cơ thể có thiếu acid folic hay không.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mức độ vitamin B12 bởi một số người ở tình trạng này sẽ có nồng độ vitamin B12 thấp. Hai tình trạng này gây ra các triệu chứng tương tự có thể nhầm lẫn.

H. Điều trị thiếu acid folic như thế nào?

Để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp ở mỗi người, bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố sau:

  • Độ tuổi, tình trạng sức khỏe và bệnh sử nếu có.
  • Thời gian xảy ra các triệu chứng.
  • Các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị đang áp dụng.
  • Mong muốn điều trị của người bệnh.

Thông thường, các phương pháp điều trị tình trạng thiếu acid folic gồm có thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Một số trường hợp cần sử dụng thêm thuốc hoặc có phác đồ điều trị bệnh tiềm ẩn phù hợp.

Nếu bạn có thói quen sử dụng rượu bia, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắt giảm hoặc ngừng sử dụng. Trường hợp có vấn đề tiêu hóa gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị tình trạng đó trước tiên.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu acid folic

Các giải pháp phòng ngừa thiếu acid folic gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thực hiện chế độ ăn có các loại thực phẩm giàu axit folic như rau lá màu xanh đậm, trái cây họ quýt và các loại đậu.
  • Kết hợp thêm viên uống bổ sung. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo thanh thiếu niên và người trưởng thành cần khoảng 240 mcg acid folic mỗi ngày. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần liều lượng khoảng 400 mcg. Khi mang thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung liều lượng phù hợp. Một số trường hợp gia đình có tiền sử dị tật ống thần kinh sẽ cần bổ sung acid folic nhiều hơn, có thể lên đến 4.000 mcg mỗi ngày.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ và thực hiện khám thai đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn chính xác nhất.

 

ĐẶC BIỆT Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm Viên uống bổ sung sắt EFEN – xuất xứ từ Pháp – thành phần chính gồm Sắt Fumarate kết hợp cùng axit Folic, Vitamin C và Inulin đem đến sự tiện lợi và tối ưu hấp thụ tốt nhất cho sức khỏe của quý khách hàng !

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/efen/  hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ