NGÀY 7 THÁNG 4 LÀ NGÀY GÌ?

Ngày 7 tháng 4 mỗi năm được gọi là ngày Sức khỏe Thế giới hay với tên gọi khác là ngày Y tế Thế giới hay World Health Day (WHD). Đây là ngày được tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm kỷ niệm việc thành lập WHO và là một cơ hội để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu.

Thêm vào đó, ngày 7/4/2000, để cung cấp đầy đủ máu và các sản phẩm máu có chất lượng tốt cho nhu cầu điều trị người bệnh trên cơ sở cho máu tình nguyện và bảo đảm an toàn truyền máu trong các cơ sở y tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 43/2000/QĐ-TTg về vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm là ngày toàn dân hiến máu tình nguyện.

Ý nghĩa của ngày 7 tháng 4 là gì?

Ý nghĩa của ngày y tế thế giới:

Hướng đến mục tiêu tất cả người dân và cộng đồng trên thế giới đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả.

Đồng thời, ngày này còn nhằm mục đích lan tỏa, vận động mọi người quan tâm đến sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe toàn cầu.

Ý nghĩa của ngày toàn dân hiến máu tình nguyện:

Kể từ năm 2000 đến nay, ngày 7 tháng 4 hàng năm là dịp để các cấp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân cả nước về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người.

Đồng thời qua tuyên truyền khuyến khích, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu thường xuyên. Từ đó tạo phong trào hiến máu lan tỏa, rộng khắp trong toàn xã hội.

Trong Thư gửi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước nhân ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện năm 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:

“…mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu thường xuyên cứu người để giúp cho mỗi người kiểm tra được sức khỏe của mình, cứu giúp người bệnh, vì một xã hội khỏe mạnh và nhân văn, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước”.

Chi hỗ trợ cho đơn vị tổ chức ngày hiến máu tình nguyện gồm những nội dung gì?

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BYT nêu trên thì nội dung chi hỗ trợ, mức chi hỗ trợ cụ thể và sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 182/2009/TT-BTC, cụ thể:

Nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện từ nguồn kinh phí thu hồi khi cung cấp máu toàn phần, các chế phẩm máu

2. Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện:

a) Nội dung chi hỗ trợ:

– In ấn tài liệu, tờ rơi phục vụ cho công tác tuyên truyền;

– Thù lao tuyên truyền viên; hỗ trợ cán bộ tư vấn trước và sau hiến máu tình nguyện;

– Chi thuê mướn địa điểm (nếu có);

– Chi cho công tác tổng kết khen thưởng cấp cơ sở;

– Chi khác cho việc tổ chức ngày hiến máu tình nguyện;

b) Mức chi cụ thể cho các nội dung trên do cơ sở thu gom máu và cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thoả thuận theo các chế độ hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế và không vượt quá mức hỗ trợ tối đa do Bộ Y tế quyết định.

c) Khoản kinh phí nêu trên được cơ sở thu gom máu chuyển cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thông qua hợp đồng trách nhiệm. Căn cứ dự kiến khả năng số lượng máu thu gom được trong đợt hiến máu tình nguyện, cơ sở thu gom máu có trách nhiệm ứng trước 50% chi phí để hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện. Trong phạm vi 7 ngày, sau khi kết thúc đợt hiến máu tình nguyện, cơ sở thu gom máu thực hiện thanh lý hợp đồng và thanh toán toàn bộ số kinh phí hỗ trợ cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện theo hợp đồng đã ký.

d) Trường hợp đơn vị, cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện không có nhu cầu sử dụng kinh phí hỗ trợ nêu tại điểm a khoản này, cơ sở thu gom máu được sử dụng số kinh phí cho các hoạt động tổ chức hiến máu tình nguyện, chăm sóc người hiến máu của các đợt khác hoặc sử dụng để thanh toán cho các trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế nhưng được miễn trả tiền máu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Như vậy, nội dung chi hỗ trợ cho đơn vị tổ chức ngày hiến máu tình nguyện gồm:

– In ấn tài liệu, tờ rơi phục vụ cho công tác tuyên truyền;

– Thù lao tuyên truyền viên; hỗ trợ cán bộ tư vấn trước và sau hiến máu tình nguyện;

– Chi thuê mướn địa điểm (nếu có);

– Chi cho công tác tổng kết khen thưởng cấp cơ sở;

– Chi khác cho việc tổ chức ngày hiến máu tình nguyện;

Mức chi cụ thể cho các nội dung trên do cơ sở thu gom máu và cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thoả thuận theo các chế độ hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế và không vượt quá mức hỗ trợ tối đa do Bộ Y tế quyết định.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/ngay-7-thang-4-la-ngay-gi-o-viet-nam-khuyen-khich-toan-dan-hien-mau-tinh-nguyen-vao-ngay-74-hang-na-148066.html

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng có tác dụng phụ hiếm gặp dẫn đến đông máu, tử vong

Công ty dược phẩm nổi tiếng AstraZeneca đã chính thức thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp của vaccin COVID-19 do hãng này sản xuất cùng với Đại Học Oxford có thể gây cục máu đông và tử vong.

Vaccine COVID-19 AstraZeneca bị kiện ra tòa

Hãng dược phẩm hàng đầu của Anh, AstraZeneca, đang đối mặt với một vụ kiện tập thể mới về việc sử dụng vaccine COVID có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong.

Sự việc được khởi xướng bởi Jamie Scott, người đã bị hình thành cục máu đông sau khi tiêm vaccine COVID-19 vào tháng 4 năm 2021, gây ra tổn thương não cho ông. Ông đang đòi bồi thường vì AstraZeneca đã tuyên bố rằng vaccine của họ kém an toàn hơn so với những gì được công bố.

Hơn 80 yêu cầu bồi thường khác từ các cá nhân bệnh nhân đã phát sinh sau vụ kiện này và tổng số tiền mà hãng phải trả có thể lên đến gần 100 triệu USD.

Tuy nhiên, AstraZeneca đã phủ nhận mọi cáo buộc và từ chối chấp nhận rằng Hội chứng huyết khối kém giảm tiểu cầu (TTS) là do vaccine của họ gây ra, theo một báo cáo của The Daily Telegraph vào tháng 5 năm 2023.

Huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS)

Huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự hình thành cục máu đông (huyết khối) cùng với số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu).

Các đối tượng dễ mắc phải hội chứng này sau khi tiêm vaccin của hãng AstraZeneca bao gồm:

  • Người đang mắc bệnh hoặc có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch, hoặc những người có nguy cơ cao hình thành huyết khối trong các mạch máu, cần được quan sát và giám sát chặt chẽ bởi nhân viên y tế.
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, hoặc có người thân trong gia đình từng mắc rối loạn đông máu hoặc huyết khối.
  • Người đã từng trải qua đột quỵ, thiếu máu cơ tim, hoặc tai biến mạch máu não.
  • Người bị giảm tiểu cầu.

Hội chứng này đã được cảnh báo sau khi vaccine AstraZeneca được cấp phép để sử dụng bên ngoài cộng đồng. Đây là một tác dụng phụ hiếm gặp xuất hiện sau tiêm chủng, với các triệu chứng như giảm tiểu cầu, chảy máu bất thường và hình thành cục máu đông.Sau đó, công ty này đã đưa ra khuyến nghị chỉ tiêm vắc xin cho những người dưới 40 tuổi và không có nguy cơ bệnh tim mạch. Ngay sau đó, Chính phủ Anh đã đề xuất sử dụng các loại vắc xin khác để phòng trị COVID-19.

AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp của Vaccine COVID-19

Tháng 2 vừa qua, khi trình bày tài liệu về vaccine trước Tòa án Tối cao tại Vương quốc Anh, AstraZeneca đã thừa nhận rằng trong một số các tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine COVID-19 do họ sản xuất, có thể gây ra Hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu, với cơ chế chưa được xác định rõ.

Hãng này cũng bổ sung rằng TTS có thể xảy ra ngay cả khi không tiêm vaccine và khẳng định rằng dữ liệu về tiêm chủng cho thấy vaccine này có hồ sơ an toàn ở mức chấp nhận được, các cơ quan quản lý trên thế giới đều nhấn mạnh rằng lợi ích của việc sử dụng vaccine này vẫn lớn hơn nguy cơ của tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp của nó.

Đầu năm 2021, một số quốc gia phương Tây đã cấm sử dụng vaccine của AstraZeneca do lo ngại về việc hình thành cục máu đông. Marco Cavaleri, người đứng đầu chiến lược vaccine của hãng, đã khẳng định rằng lợi ích của việc tiêm vẫn cao hơn rủi ro, mặc dù có mối liên hệ giữa tiêm vaccine và cục máu đông.

Theo dữ liệu được công bố bởi WHO, vaccine COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả đạt 72%. Cho đến tháng 4/2021, có hơn 17 triệu người ở Anh và Châu Âu đã tiêm vaccine này và chỉ có 40 trường hợp mắc hội chứng huyết khối được báo cáo.

  • Tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ phòng ngừa hình thành cục máu đông, tai biến mạch máu não tại đây
© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ