ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐAU DO THOÁI HÓA KHỚP

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe người bệnh. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm ở các đầu xương bị tổn thương hoặc hư hại. Thoái hóa khớp cần được điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến nguy cơ tàn tật.

1. THOÁI HÓA KHỚP LÀ GÌ?

 

Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính, làm tổn thương sụn và các đầu mô xung quanh khớp. Sụn khớp được cấu tạo như lớp đệm bao phủ bề mặt xương, có vai trò bảo vệ, giảm ma sát trong khớp. Tuy nhiên, khi sụn khớp hay đĩa đệm bị thoái hóa và suy yếu sẽ làm xuất hiện các triệu chứng viêm, đồng thời ở các khớp dịch nhầy giảm. Vì vậy khi bệnh nhân cử động sẽ xuất hiện tình trạng đau các khớp và cứng khớp.

2. BIỂU HIỆN CỦA VIỆC ĐAU DO THOÁI HÓA 

 

Dấu hiệu để nhận biết thoái hóa khớp thường phát triển chậm và tăng nặng theo thời gian. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở người bệnh:

  • Thoái hóa khớp thường bắt đầu ở một vài khớp trước. Đau các khớp là dấu hiệu sớm nhất của tình trạng bệnh. Giai đoạn đầu, đau do thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những tư thế chịu trọng lực hoặc những lúc cơ khớp hoạt động và giảm dần vào những lúc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, lâu dần thoái hóa khớp gây đau nhức nhối liên tục cả lúc hoạt động lẫn nghỉ ngơi. Đặc biệt, những lúc giao mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Biểu hiện cứng khớp đi kèm với tình trạng đau nhức, đau âm ỉ thường xuất hiện sau khi ngủ dậy khiến người bệnh không thể cử động được. Nghỉ ngơi sau 30 phút sẽ hoạt động trở lại bình thường. Nếu không kịp thời trị liệu, triệu chứng cứng khớp sẽ ngày càng nặng hơn, kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Thoái hóa khớp tiến triển sẽ tạo ra những tiếng kêu ở khớp khi cử động. Lúc này, người bệnh cảm thấy nóng ran khi dùng đến khớp, nghe những tiếng kêu lạo xạo, lộp cộc khi cử động. Nguyên nhân là do các sụn ở đầu khớp bị hao mòn, dịch nhầy đã cạn kiệt. Lúc này người bệnh không chỉ đau nhức dữ dội mà còn nghe được những tiếng kêu của hai đầu khớp va chạm nhau. Dấu hiệu này được biểu hiện rõ ràng nhất là lúc vận động mạnh.
  • Đau do thoái hóa khớp gây khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Cụ thể, họ sẽ gặp khó khăn trong các hành động cúi gập người, quay cổ,…
  • Tình trạng thoái hóa khớp gây đau kéo dài sẽ dẫn đến sưng tấy hoặc làm các khớp bị biến dạng. Các vùng cơ quanh khớp bị tổn thương, không vận động trong khoảng thời gian dài dễ bị teo cơ và trục ở đầu gối bị lệch.

 

Một số vị trí khớp thường bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cơ thể bao gồm: khớp vai, khớp gối, khớp háng, cột sống lưng, sống cổ,…Thông thường, người bệnh chỉ gặp triệu chứng ở một hay vài khớp cùng lúc.

  • Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng phổ biến nhất, thường xảy ra khi sụn bao quanh khớp gối bị hao mòn hoặc tiêu biến. Phần xương đầu khớp gối không được sụn bảo vệ, chà xát lên bề mặt đầu xương gây viêm và đau các khớp, khiến di chuyển bị hạn chế. Các gai xương trên khớp ở gối gây bệnh gai khớp gối cũng dẫn đến thoái hóa viêm khớp.
  • Thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay: Thường gặp ở người lớn tuổi. Do lượng máu cung cấp nuôi dưỡng cho bàn tay hay cổ tay thường không đủ nên sụn ở các khớp thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, làm giảm sức chịu lực trước các tác động liên tục và vận động hàng ngày của khớp.
  • Thoái hóa khớp cổ chân: Thường gặp ở người già hoặc trung niên và người có hoạt động nhiều phần cổ chân như vận động viên hay cầu thủ đá bóng,… Do bệnh tiến triển chậm với những triệu chứng mơ hồ nên khó phát hiện, khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài lâu không chữa sẽ gây đau ở vùng khớp cổ chân, khi vận động có cảm giác nặng nề, kém linh hoạt. Lúc vận động mạnh hay dùng sức ở cổ chân nhiều sẽ gây ra cảm giác đau nhói.

  • Thoái hóa khớp cùng chậu: Các biểu hiện nhận biết thoái hóa khớp cùng chậu là đau hông, đau thắt lưng, cảm giác tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế. Riêng tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt (nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên) là dạng viêm khớp thoái hóa cùng chậu. Người bệnh có thể bị một hoặc cả hai khớp cùng chậu.
  • Thoái hóa khớp háng: Người thoái hóa khớp háng sẽ gặp nhiều khó khăn trong di chuyển hằng ngày. Ở giai đoạn đầu, tình trạng này rất khó nhận biết do cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như đùi, đầu gối, mông và háng. Thoái hóa khớp gây đau cũng đa dạng, khi thì đau âm ỉ, lúc lại đau dữ dội, hoặc đau nhói nhức.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Do cấu tạo gai xương hình thành theo dọc cột sống khớp nên dây thần kinh cột sống bị kích thích sẽ dẫn đến tình trạng đau dữ dội, ngứa và tê ở các vùng liên quan.

Với mong muốn đem đến nguồn dinh dưỡng quý giúp hồ phục sụn khớp một cách hiệu quả và tối ưu nhất, Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm viên uống hỗ trợ phục hồi sụn khớp FIRMAX – xuất xứ từ Pháp – thành phần chính gồm Glucosamine Sulfate + Nano Calcium Carbonte + Chondrointine Sulfate + Extrait de Boswellia + Collagen Type II (không biến tính) + MSM rất an toàn, chính hãng 100% sẽ đem đến sự hài lòng và cải thiện rõ rệt về sức khỏe xương khớp và tiện lợi khi sử dụng cho quý khách hàng !

 

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/firmax/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

Glucosamine là gì?

Glucosamine được nhiều người bệnh mắc bệnh xương khớp cũng như người có nhu cầu dưỡng khớp sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng, cách dùng hay là những lưu ý khi sử dụng glucosamine. Hãy cùng tìm Phytex Farma tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.

Glucosamine là gì?

Glucosamine mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp
Glucosamine mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp

Glucosamine là một hợp chất amino-mono-saccharide được tổng hợp tự nhiên được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng và các mô đệm của khớp. Nhằm bổ sung Glucosamine cho cơ thể, người ta đã tạo nên các chế phẩm Glucosamine được chiết xuất từ nấm hoặc mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm.

Trong y học, Glucosamine được sử dụng để giảm đau khớp, sưng và cứng khớp do viêm khớp.

Các dạng của glucosamine hiện nay

Hiện nay, có nhiều dạng Glucosamine khác nhau, bao gồm: Glucosamine Sulfate, Glucosamine Hydrochloride và N-Acetyl-Glucosamine. Trong đó, Glucosamine sulfate và Glucosamine hydrochloride là 2 dạng glucosamine được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều trị bệnh viêm xương khớp.

Ngoài ra, Glucosamine cũng được bào chế thành nhiều loại như Glucosamine nước, bôi tại chỗ dưới dạng kem, muối hoặc viên uống Glucosamine, vô cùng tiện lợi cho người sử dụng.

Tác dụng của glucosamine

Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống
Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống

Glucosamine giúp giảm đau trong viêm khớp

Viêm xương khớp: Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống.

Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng glucosamine hydrochloride bằng đường uống có thể làm giảm cơn đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm thấy sự cải thiện trong tình trạng viêm hoặc số lượng khớp bị đau hoặc sưng.

Glucosamin giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh

Uống glucosamine kết hợp luyện tập thể dục điều độ giúp hệ xương chắc khỏe
Uống glucosamine kết hợp luyện tập thể dục điều độ giúp hệ xương chắc khỏe

Trong cơ thể, glucosamin được sản xuất một cách tự nhiên với vai trò chính là hỗ trợ phát triển các sụn khớp. Sụn ​​khớp là một loại mô trắng mịn bao phủ các đầu xương, nơi chúng gặp nhau để tạo thành khớp. Loại mô này cùng với chất lỏng hoạt dịch giữa các khớp, giúp xương di chuyển tự do qua nhau, giảm thiểu ma sát và cho phép chuyển động không đau tại các khớp.

Phần lớn các nghiên cứu về glucosamine liên quan đến việc bổ sung đồng thời chondroitin – một hợp chất tương tự như glucosamine, cũng tham gia vào quá trình sản xuất và duy trì sụn khỏe mạnh.

Glucosamine kết hợp để điều trị viêm khớp thái dương hàm (TMJ)

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin làm giảm đau và viêm, tăng khả năng vận động của hàm.

Glucosamine dùng trong điều trị bệnh đa xơ cứng (MS)

Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng glucosamine sulfate cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị tái phát MS. Kết quả cho thấy không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tái phát hoặc tiến triển bệnh khi dùng glucosamine.

Hỗ trợ xương khơp của glucosamine

Bổ sung Glucosamine giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh nhờ tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp, đồng thời nó cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym.

Kích thích sản sinh mô liên kết của xương, tăng khả năng hấp thụ canxi, tăng sản sinh chất nhầy của dịch khớp và tăng khả năng bôi trơn ở khớp.

Ngoài ra, sản phẩm glucosamine có thể dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc khác để điều trị nhiều bệnh lý khác như viêm bàng quang kẽ (IC), bệnh viêm đường ruột (IBD), bệnh tăng nhãn áp…

Liều dùng và cách sử dụng glucosamine

Liều dùng

Thông thường liều dùng Glucosamine là 1.500 mg mỗi ngày, trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách dùng

Liều dùng tham khảo của glucosamine ít nhất là từ 2-4 tháng, cần phải uống trong một thời gian dài để phát huy tác dụng.

Để biết cách uống Glucosamine đạt hiệu quả cao, tốt nhất người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc với liều lượng cao hoặc thấp hoặc kéo dài hơn so với liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định.

Tác dụng phụ của glucosamine

Tác dụng phụ khi dùng glucosamine sulfate bao gồm:

Táo bón

Lạm dụng quá mức glusamine sẽ gây ra táo bón
Lạm dụng quá mức glusamine sẽ gây ra táo bón

Tiêu chảy

Buồn ngủ

Đau đầu

Chứng ợ nóng

Buồn nôn

Phát ban.

Đối tượng không nên dùng Glucosamine

Người dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên uống Glucosamine. Nếu không, một số dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra như: phát ban, khó thở, sưng miệng, sưng cổ họng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng Glucosamine.

Người bệnh tiểu đường, hen suyễn, cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Glucosamine.

Lưu ý, hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm có chứa Glucosamine với nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, để biết Glucosamine loại nào tốt cho sức khỏe, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin, chỉ nên mua những sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín và được bác sĩ tư vấn rõ ràng.

Nguồn tham khảo sản phẩm uy tín: >>>>>TẠI ĐÂY

© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ