SẮT – VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò và sự  cần thiết của loại khoáng chất này đối với sức khỏe. Trong bài viết sau, hãy cùng Phytex Farma tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của sắt trong các hoạt động của cơ thể và những lưu ý khi bổ sung.

SẮT LÀ GÌ?

 

Sắt là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, quan trọng trong trao đổi điện tử. Nó là một yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA. Các tiến trình có hiệu quả cho phép các cơ thể sống vận chuyển và dự trữ nguyên tố kém hoà tan nhưng có tính hoạt động cao này.

Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome ( những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể). Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai.

 

CÔNG DỤNG CỦA SẮT

 

  • Sắt có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu
  • Vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp (Hb)
  • Dự trữ oxy cho cơ (myoglobin)
  • Vận chuyển electron (cytochrom, mitochondrial dehydrogenase)
  • Hô hấp tế bào (catalase, peroxydase)
  • Tham gia vào thành phần của một  enzym trong hệ miễn dịch.
  • Sắt còn là thành phần của một số men quan trọng
  • Sắt có  vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ.

BIỂU HIỆN THIẾU SẮT

 

Khi bị thiếu sắt, trẻ em có các biểu hiện da xanh, mệt mỏi, kém hoạt động, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai thì dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ làm tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sẩy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non. Ở nước ta, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở trẻ em, phụ nữ, nhất là ở phụ nữ có thai.

 

THIẾU CHẤT SẮT ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

 

Cơ thể không nhận đủ chất sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Các triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu là mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và da nhợt nhạt.

Nghiên cứu cho thấy, một số người dễ bị thiếu sắt hơn những người khác. Nguy cơ bị thiếu sắt cao hơn được khuyến nghị bổ sung thêm chất sắt từ nguồn thực phẩm hoặc chất bổ sung, gồm những đối tượng sau:

  • Người đang có kinh nguyệt.
  • Người đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
  • Người thường xuyên hiến máu.
  • Người bị lở loét.
  • Người từng trải qua phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật giảm cân.
  • Người ăn chay, thuần chay hoặc những người bị thiếu sắt heme (chất sắt có trong thịt và hải sản) vì cơ thể không thể hấp thụ sắt có trong thực vật cũng như từ thịt trong chế độ ăn uống.
  • Người bị suy thận (trường hợp đang chạy thận nhân tạo có thể loại bỏ sắt khỏi cơ thể).
  • Người bị rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc viêm loét đại tràng… khiến cơ thể không thể hấp thụ chất sắt bình thường.
  • Uống quá nhiều thuốc kháng axit khiến cơ thể không hấp thụ được chất sắt.
  • Người tập thể dục ở cường độ cao có thể phá hủy các tế bào hồng cầu.

Thiếu sắt còn thường xảy ra ở các tình trạng sức khỏe như:

  • Bệnh ung thư.
  • Bệnh rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
  • Suy tim.
  • Bệnh thận khi đang chạy thận nhân tạo.
  • Sử dụng thuốc kháng axit lâu dài.

NHU CẦU BỔ SUNG SẮT

 

Nhu cầu sắt tăng lên có thể đáp ứng được nhờ chế độ ăn giàu sắt giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở một số nước đang phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn thực phẩm nguồn động vật có lượng sắt giá trị sinh học cao rất thấp và khẩu phần hàng ngày chủ yếu gồm các thực phẩm nguồn gốc thực vật nên nguy cơ bị thiếu sắt cao.

Rất hiếm gặp tình trạng thừa sắt do tiêu thụ thực phẩm nhờ cơ chế tự điều hòa chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên có thể gặp tình trạng tích lũy gây thừa sắt ở những bệnh nhân phải truyền máu thường xuyên trong các bệnh thiếu máu huyết tán. Thừa sắt hay Hemochromatosis là một rối loạn gây ra bởi sự hấp thu quá nhiều sắt từ thực phẩm mà bạn tiêu thụ, dẫn đến tập trung quá nhiều sắt trong máu. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi cơ thể bạn không có các để loại bỏ lượng sắt dư thừa. Sắt dư thừa sẽ tích lũy lại ở: gan, tim, tụy và các khớp.

Trong cơ thể, nhu cầu sắt hàng ngày bình thường để tạo hồng cầu là 20-25mg sắt. Tuy nhiên hầu như toàn bộ lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu đều được tái sử dụng từ quá trình phân huỷ hồng cầu già. Do đó chỉ cần 1mg sắt/ngày là đủ bù lại lượng sắt mất đi qua phân, nước tiểu, mồ hôi và tế bào biểu mô bong ra.

Bảng Nhu cầu Sắt khuyến nghị

Nhu cầu về sắt được áp dụng theo khuyến nghị của FAO/WHO 2004, SEA-RDAs 2005 được đưa ra trong bảng 19. Nhu cầu được tính toán dựa trên bốn cấp độ giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn và thay đổi nhu cầu sắt ở phụ nữ có kinh nguyệt và hiệu chỉnh theo cân nặng nên có của người Việt Nam.

Nguồn:

FAO/WHO. Vitamin and mineral requirementsin human nutrition.A report of a joint FAO/WHO expert consultation. Bangkok: FAO/WHO; 2004 [47],

International Life Science Institute (ILSI, 2005). South Asia Region. Recommended Dietary Allowwances: Harmonization in South East Asia. Asia, Current Status and Issues. [17]

** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.

*** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.

**** Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.

CÁCH BỔ SUNG SẮT

 

Để tránh tình trạng thiếu sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau xanh, các loại bột ngũ cốc đã được bổ sung sắt. Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách uống bổ sung viên thuốc có chứa sắt (sắt thường dùng là sắt II fumarat). Riêng đối với phụ nữ có thai, ngoài ăn chế độ ăn giàu dưỡng chất, cần uống bổ sung viên vừa chứa sắt và vừa cả acid folic trong suốt thai kỳ cho đến sau sinh một tháng (cần bổ sung acid folic để phòng dị tật ống thần kinh cho thai nhi).

Khi dùng các loại thuốc để bổ sung sắt cần lưu ý, nên uống kèm theo vitamin C hoặc uống các loại nước quả chua như nước cam, nước chanh để sắt dễ được hấp thu. Không uống thuốc có chứa sắt chung với nước trà (chè) do trà có chứa chất tanin cản trở sự hấp thu của sắt. Không uống chung với thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng như maalox, stomafao hoặc kháng sinh tetracyclin vì như thế sắt sẽ không được hấp thu. Sau khi uống thuốc chứa sắt, phân sẽ có màu đen (là màu đen của sắt). Đây là dấu hiệu bình thường không có gì phải lo lắng.

ĐẶC BIỆT Phytex Farma hiện đang phân phối độc quyền dòng sản phẩm Viên uống bổ sung sắt EFEN – xuất xứ từ Pháp – thành phần chính gồm Sắt Fumarate kết hợp cùng axit Folic, Vitamin C và Inulin đem đến sự tiện lợi và tối ưu hấp thụ tốt nhất cho sức khỏe của quý khách hàng !

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/efen/  hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.