Glucosamine là gì?
Glucosamine được nhiều người bệnh mắc bệnh xương khớp cũng như người có nhu cầu dưỡng khớp sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng, cách dùng hay là những lưu ý khi sử dụng glucosamine. Hãy cùng tìm Phytex Farma tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.
Glucosamine là gì?
Glucosamine là một hợp chất amino-mono-saccharide được tổng hợp tự nhiên được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng và các mô đệm của khớp. Nhằm bổ sung Glucosamine cho cơ thể, người ta đã tạo nên các chế phẩm Glucosamine được chiết xuất từ nấm hoặc mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm.
Trong y học, Glucosamine được sử dụng để giảm đau khớp, sưng và cứng khớp do viêm khớp.
Các dạng của glucosamine hiện nay
Hiện nay, có nhiều dạng Glucosamine khác nhau, bao gồm: Glucosamine Sulfate, Glucosamine Hydrochloride và N-Acetyl-Glucosamine. Trong đó, Glucosamine sulfate và Glucosamine hydrochloride là 2 dạng glucosamine được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều trị bệnh viêm xương khớp.
Ngoài ra, Glucosamine cũng được bào chế thành nhiều loại như Glucosamine nước, bôi tại chỗ dưới dạng kem, muối hoặc viên uống Glucosamine, vô cùng tiện lợi cho người sử dụng.
Tác dụng của glucosamine
Glucosamine giúp giảm đau trong viêm khớp
Viêm xương khớp: Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống.
Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng glucosamine hydrochloride bằng đường uống có thể làm giảm cơn đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm thấy sự cải thiện trong tình trạng viêm hoặc số lượng khớp bị đau hoặc sưng.
Glucosamin giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh
Trong cơ thể, glucosamin được sản xuất một cách tự nhiên với vai trò chính là hỗ trợ phát triển các sụn khớp. Sụn khớp là một loại mô trắng mịn bao phủ các đầu xương, nơi chúng gặp nhau để tạo thành khớp. Loại mô này cùng với chất lỏng hoạt dịch giữa các khớp, giúp xương di chuyển tự do qua nhau, giảm thiểu ma sát và cho phép chuyển động không đau tại các khớp.
Phần lớn các nghiên cứu về glucosamine liên quan đến việc bổ sung đồng thời chondroitin – một hợp chất tương tự như glucosamine, cũng tham gia vào quá trình sản xuất và duy trì sụn khỏe mạnh.
Glucosamine kết hợp để điều trị viêm khớp thái dương hàm (TMJ)
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin làm giảm đau và viêm, tăng khả năng vận động của hàm.
Glucosamine dùng trong điều trị bệnh đa xơ cứng (MS)
Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng glucosamine sulfate cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị tái phát MS. Kết quả cho thấy không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tái phát hoặc tiến triển bệnh khi dùng glucosamine.
Hỗ trợ xương khơp của glucosamine
Bổ sung Glucosamine giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh nhờ tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp, đồng thời nó cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym.
Kích thích sản sinh mô liên kết của xương, tăng khả năng hấp thụ canxi, tăng sản sinh chất nhầy của dịch khớp và tăng khả năng bôi trơn ở khớp.
Ngoài ra, sản phẩm glucosamine có thể dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc khác để điều trị nhiều bệnh lý khác như viêm bàng quang kẽ (IC), bệnh viêm đường ruột (IBD), bệnh tăng nhãn áp…
Liều dùng và cách sử dụng glucosamine
Liều dùng
Thông thường liều dùng Glucosamine là 1.500 mg mỗi ngày, trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách dùng
Liều dùng tham khảo của glucosamine ít nhất là từ 2-4 tháng, cần phải uống trong một thời gian dài để phát huy tác dụng.
Để biết cách uống Glucosamine đạt hiệu quả cao, tốt nhất người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc với liều lượng cao hoặc thấp hoặc kéo dài hơn so với liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định.
Tác dụng phụ của glucosamine
Tác dụng phụ khi dùng glucosamine sulfate bao gồm:
Táo bón
Tiêu chảy
Buồn ngủ
Đau đầu
Chứng ợ nóng
Buồn nôn
Phát ban.
Đối tượng không nên dùng Glucosamine
Người dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên uống Glucosamine. Nếu không, một số dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra như: phát ban, khó thở, sưng miệng, sưng cổ họng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng Glucosamine.
Người bệnh tiểu đường, hen suyễn, cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Glucosamine.
Lưu ý, hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm có chứa Glucosamine với nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, để biết Glucosamine loại nào tốt cho sức khỏe, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin, chỉ nên mua những sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín và được bác sĩ tư vấn rõ ràng.
Nguồn tham khảo sản phẩm uy tín: >>>>>TẠI ĐÂY