Silic là chất gì? Silic có tác dụng gì đối với cơ thể?

Hiện nay, Silic được biết đến là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, giúp duy trì mái tóc, làn da và móng khỏe mạnh. Vậy cụ thể Silic là chất gìSilic dùng để làm gì và có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người?

1. Silic là chất gì?

Silic là nguyên tố gì? Silic là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết để duy trì sự sống cho cơ thể. Mặc dù chỉ chiếm một số lượng nhỏ nhưng Silic có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, chống lại rối loạn về thần kinh, duy trì móng, tóc và da khỏe mạnh.

Cơ thể người chứa khoảng 1,4 g Silic, hàm lượng Silic ở da, động mạch sẽ giảm dần theo độ tuổi nhưng hàm lượng Silic ở các các quan nội tạng lại được giữ ổn định. Silic được bổ sung cho cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, Silic tan rất nhanh và được phân bố đến khắp các cơ quan trong cơ thể.

2. Tác dụng của Silic là gì?

Tác dụng của Silic đối với cơ thể được biết đến nhiều nhất là hỗ trợ nuôi dưỡng làn da, mái tóc và móng chắc khỏe. Bên cạnh đó, những tác dụng của Silic đối với sức khỏe phải kể đến như:

2.1. Silic có tác dụng gì trong quá trình hình thành và tăng cường mật độ xương

Silic có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển xương trong mọi lứa tuổi. Bổ sung đầy đủ silic giúp ngăn ngừa chấn thương, biến dạng xương khi tái cấu trúc lại các xương đã gãy.

 

2.2. Công dụng của Silic đối với hệ miễn dịch cơ thể

Silic có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại. Thiếu hụt silic do thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến cho hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn.

2.3. Tác dụng của silic đối với sức khỏe da, tóc

Silic có khả năng kích thích quá trình hồi phục của các mô da đã bị tổn thương, đồng thời, tăng cường khả năng tổng hợp collagen, duy trì làn da khỏe đẹp mỗi ngày. Bên cạnh đó, silic cũng được chứng minh là có hiệu quả đối với sức khỏe của mái tóc, giúp tóc chắc khỏe, nuôi dưỡng nang tóc, cải thiện tình trạng tóc gãy rụng do thiếu silic. Bên cạnh đó, bổ sung silic cũng giúp loại bỏ những tế bào trên da bị tổn thương, thức đẩy quá trình sản sinh collagen, tăng độ sáng bóng và dày mượt cho tóc.

2.4. Silic giúp ngăn chặn những rối loạn thần kinh

Silic là một trong những khoáng chất có vai trò gián tiếp trong việc ngăn ngừa các rối loạn về thần kinh cho cơ thể, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Bổ sung Silic cũng giúp hạn chế những mảng bám tích tụ gây bệnh tim mạch.

3. Cách bổ sung Silic cho cơ thể

Để bổ sung silic cho cơ thể có thể cách khắc nhau. Tuy nhiên, tốt nhất, mọi người nên bổ sung Silic cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Một số thực phẩm giàu silic mà mọi người có thể sử dụng bao gồm:

  • Các loại rau củ như: mướp, măng tây, rau chân vịt, củ cải, khoai lang, bí đao,….
  • Các loại trái cây: Chuối, xoài, dâu tây, bơ,…
  • Các loại hạt: hạt mè, hạt vừng, hạt đậu phộng,… trong đó, hàm lượng khoáng chất cao nhất thường tập trung ở lớp vỏ của hạt.
  • Các loại đậu như: đậu xanh, đậu lăng, đậu nành,…
  • Silic còn được tìm thấy trong các loại dược liệu như: cây ngải cứu, cây xô thơm, cây xạ hương, cỏ đuôi ngựa… Các loại thảo dược này được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh và bồi bổ cho cơ thể.
  • Bên cạnh đó, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Belle Hairnakin để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Với thành phần bao gồm: Silic (bao gồm Silica), Collagen hydrolysate, Kẽm, Mangan,… bổ sung mỗi ngày 1 viên Belle Hairnakin có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng mái tóc, làn da khỏe đẹp cho cơ thể. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong trường hợp: Người có mái tóc khô yếu, gãy rụng nhiều, móng chân, móng tay giòn, dễ gãy; Người có làn da khô, nám sạm tàn nhang.

Đặc biệt  Phytex Farma hiện đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm Viên uống bổ sung canxi hữu cơ Bambo Canci 60 viên và Bambo Canci 30 viên sản xuất tại Pháp với hàm lượng cao Canxi Bisglycinate cực kì dễ hấp thu – kết hợp đầy đủ các vitamin D cùng K2 – MK7 và chiết xuất Silic từ Tre giúp khỏe mạnh cả cơ gân – mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi, an toàn, hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% đến quý khách hàng!

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/bambo-canci/  và https://phytexfarma.com/san-pham/bambo-canci-3/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

CANXI BISGLYCINATE – LỢI ÍCH VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Canxi Bisglycinate là canxi hữu cơ hay vô cơ? Đây là câu hỏi quan trọng khi bạn tìm hiểu về Canxi – khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe xương và răng. Canxi bisglycinate là canxi hữu cơ với tỉ lệ hấp thu cao và ít tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu chi tiết về lợi ích và cách sử dụng của loại canxi này trong bài viết sau đây.

 

I. CANXI BISGLYCINATE LÀ GÌ ?

Canxi bisglycinate là một dạng canxi hữu cơ, được tạo ra bằng cách kết hợp canxi với hai phân tử glycine, một amino acid quan trọng. Sự kết hợp này tạo nên một cấu trúc hóa học ổn định, giúp canxi bisglycinate dễ dàng được hấp thu qua màng ruột mà không cần nhiều acid dạ dày. Đây chính là điểm mạnh giúp canxi bisglycinate vượt trội so với các dạng canxi khác.

Canxi bisglycinate được sản xuất thông qua một quy trình kỹ thuật cao, đảm bảo độ tinh khiết và hiệu quả sinh học. Quá trình này bắt đầu với việc tinh chế canxi từ nguồn khoáng chất tự nhiên, sau đó kết hợp với glycine trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt để tạo ra canxi bisglycinate.

Quy trình này không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn giữ nguyên được các đặc tính hữu cơ của canxi, giúp tăng cường khả năng hấp thu và giảm thiểu tác dụng phụ.

 

II. SO SÁNH CANXI BISGLYCINATE VỚI CÁC LOẠI CANXI KHÁC

1. Canxi cacbonat (Calcium carbonate)

Canxi cacbonat là một trong những dạng canxi vô cơ phổ biến nhất trên thị trường. Nó có tỷ lệ canxi nguyên tố cao, lên đến 40%. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thu của canxi cacbonat dao động từ 20 – 40%, tùy thuộc vào mức độ acid dạ dày.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, canxi cacbonat nên được uống cùng bữa ăn, khi mà  acid dạ dày đạt đỉnh, giúp tăng cường hấp thu. Nhưng dù phổ biến và hiệu quả, canxi cacbonat vẫn có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón và khó chịu dạ dày.

2. Canxi citrat (Calcium citrate)

Canxi citrat là canxi hữu cơ chứa khoảng 21% canxi nguyên tố, thấp hơn so với canxi cacbonat, nhưng có tỷ lệ hấp thu cao hơn, từ 35 – 45%.

Một trong những ưu điểm lớn của canxi citrat là không cần acid dạ dày để hấp thu, do đó có thể uống bất kỳ lúc nào, kể cả khi dạ dày trống. Điều này làm cho canxi citrat trở thành lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về dạ dày hoặc đang dùng thuốc ức chế acid dạ dày.

3. Canxi gluconat (Calcium gluconate)

Canxi gluconat là canxi hữu cơ chứa khoảng 9% canxi nguyên tố và có tỷ lệ hấp thu khá thấp.

Do có tỷ lệ canxi nguyên tố thấp, canxi gluconat thường được sử dụng trong y tế hơn là trong các sản phẩm bổ sung hàng ngày. Nó thường được sử dụng để điều trị cho các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng thông qua đường tiêm.

4. Canxi bisglycinate (Calcium bisglycinate)

Canxi Bisglycinate là canxi hữu cơ, với tỷ lệ canxi nguyên tố tương đối cao, tương đương với canxi citrat (21%). Điều đặc biệt về canxi bisglycinate là tỷ lệ hấp thu của nó rất cao, từ 60 – 70%, nhờ vào cấu trúc hóa học kết hợp canxi với hai phân tử glycine.

Sự kết hợp này không chỉ làm tăng khả năng hấp thu mà còn giúp giảm các tác dụng phụ như khó chịu dạ dày. Tính sinh khả dụng cao của canxi bisglycinate, cùng với việc ít phụ thuộc vào acid dạ dày, làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những ai cần bổ sung canxi hiệu quả và an toàn.

Việc hiểu rõ các loại canxi phổ biến và tỷ lệ hấp thu của chúng sẽ giúp bạn lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Khi đặt câu hỏi “Canxi Bisglycinate là canxi hữu cơ hay vô cơ“, chúng ta có thể thấy rằng canxi bisglycinate là một dạng canxi hữu cơ với nhiều ưu điểm vượt trội về hấp thu và an toàn cho sức khỏe.

III. LỢI ÍCH VÀ ỨNG DỤNG CỦA CANXI BISGLYCINATE

1. Lợi ích sức khỏe của canxi Bisglycinate

– Tăng cường sức khỏe xương và răng

Canxi là thành phần chủ yếu của xương và răng, chiếm đến 99% lượng canxi trong cơ thể. Canxi bisglycinate giúp cung cấp nguồn canxi dồi dào, dễ hấp thu, hỗ trợ quá trình hình thành và duy trì độ chắc khỏe của xương và răng, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, thiểu xương, và loãng xương ở tuổi trung niên.

– Hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp

Canxi đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh và co bóp cơ bắp. Canxi bisglycinate giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng chuột rút và co giật do thiếu canxi.

2. Những ai nên sử dụng canxi bisglycinate?

Việc bổ sung canxi bisglycinate là rất cần thiết cho những đối tượng sau:

– Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần một lượng canxi lớn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của người mẹ. Canxi bisglycinate là lựa chọn tốt nhờ tính sinh khả dụng cao và ít gây táo bón.

– Người già (đặc biệt là phụ nữ trung niên mãn kinh):

Người già thường gặp vấn đề về hấp thu canxi do giảm sản xuất acid dạ dày. Canxi bisglycinate không phụ thuộc nhiều vào acid dạ dày, giúp người già hấp thu canxi hiệu quả hơn.

– Những người có vấn đề về tiêu hóa: 

Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc ít axit dạ dày sẽ hưởng lợi từ việc sử dụng canxi hữu cơ hơn là canxi vô cơ.

– Trẻ em tuổi dậy thì (từ 8 – 14 tuổi): 

Vào giai đoạn vàng để phát triển chiều cao, trẻ cần được bổ sung đủ canxi để phát triển tối đa chiều cao trong giai đoạn này.

– Hoặc người trưởng thành:

Người không tiêu thụ đủ canxi từ chế độ ăn uống thông thường (không uống được sữa) hoặc có chế độ ăn đặc biệt (ăn chay hoặc ăn kiêng…).

– Vận động viên:

Vận động viên cần bổ sung canxi để duy trì sức khỏe xương và phòng ngừa chấn thương. Canxi bisglycinate cung cấp canxi hiệu quả, hỗ trợ hoạt động cơ bắp và xương.

3. Hướng dẫn sử dụng canxi bisglycinate

– Liều lượng khuyến nghị: Mỗi người có mức nhu cầu canxi khác nhau, nhưng không nên vượt quá liều lượng tối đa hàng ngày (< 2000mg). Và mỗi ngày chỉ nên dùng viên uống bổ sung dưới 500mg/ngày để tối đa hiệu quả hấp thụ và hạn chế tác dụng phụ.

– Kết hợp với vitamin D: Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi. Do đó, hãy đảm bảo bạn có đủ vitamin D thông qua thực phẩm như cá, trứng, sữa hoặc bổ sung vitamin D nếu cần thiết.

– Thời điểm uống: Uống canxi bisglycinate sau bữa ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa để tối ưu hóa khả năng hấp thu ( nên uống cùng với nhiều nước ).

– Tránh kết hợp với thực phẩm hoặc thuốc gây cản trở hấp thu canxi: Tránh uống canxi cùng lúc với các thực phẩm giàu oxalat như rau chân vịt, sắt hoặc các thuốc kháng sinh như tetracycline.

IV. KẾT LUẬN

Với các lợi ích vượt trội và tính sinh khả dụng cao, canxi bisglycinate chính là một lựa chọn hữu cơ hoàn hảo cho việc bổ sung canxi hàng ngày, hỗ trợ sức khỏe toàn diện và đảm bảo sự phát triển tối ưu của xương và cơ thể.

Đặc biệt  Phytex Farma hiện đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm Viên uống bổ sung canxi hữu cơ Bambo Canci 60 viênBambo Canci 30 viên sản xuất tại Pháp với hàm lượng cao Canxi Bisglycinate cực kì dễ hấp thu – kết hợp đầy đủ các vitamin D cùng K2 – MK7 và chiết xuất Silic từ Tre giúp khỏe mạnh cả cơ gân – mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi, an toàn, hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% đến quý khách hàng!

Mọi chi tiết xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/bambo-canci/  và https://phytexfarma.com/san-pham/bambo-canci-3/ hoặc Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

CANXI LÀ GÌ ? DÙNG BAO NHIÊU THÌ TỐT CHO SỨC KHỎE

Canxi (Calcium) chiếm 1,5% – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% lượng canxi của cơ thể được trữ trong xương và 1% còn lại nằm trong máu, cơ và các mô khác. Vậy Canxi là gì? Lượng dùng hàng ngày cơ thể cần là bao nhiêu?

CANXI LÀ GÌ ?

Canxi (hay Calcium) là khoáng chất cực kỳ quan trọng giúp xương và răng khỏe mạnh, đồng thời cần thiết cho hoạt động co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng hormone và đông máu. Ngoài ra, nồng độ canxi cần thiết cho quá trình trao đổi chất khác nhau.

Duy trì lượng canxi trong cơ thể (để tránh hạ canxi máu hoặc tăng canxi máu) phụ thuộc vào: chế độ ăn uống bổ sung canxi, hấp thu từ đường tiêu hoá và bài tiết từ thận.

Để thực hiện các chức năng quan trọng, cơ thể sẽ giữ một lượng canxi ổn định trong máu và các mô. Nếu nồng độ trong máu giảm xuống quá thấp, hormone tuyến cận giáp (PTH) sẽ báo hiệu cho xương giải phóng canxi vào máu. Hormone này cũng có thể kích hoạt vitamin D để cải thiện sự hấp thu trong ruột. Đồng thời, PTH báo hiệu thận tiết ra ít hơn trong nước tiểu. Khi cơ thể nạp đủ, một loại hormone khác gọi là calcitonin sẽ làm giảm lượng canxi trong máu bằng cách ngăn calci giải phóng từ xương và báo hiệu cho thận loại bỏ nhiều calcium hơn qua nước tiểu.

TẠI SAO CƠ THỂ LẠI CẦN CANXI ?

Canxi đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể như:

1. Tốt cho xương

Khoảng 99% canxi trong cơ thể con người nằm trong xương và răng. Canxi rất cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe. Khi trẻ lớn lên, canxi góp phần vào sự phát triển của xương. Ở độ tuổi trưởng thành khi cơ thể ngừng phát triển, canxi tiếp tục giúp duy trì mật độ xương và làm chậm quá trình mất xương, đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hoá. Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị suy giảm mật độ xương với tốc độ cao hơn so với nam giới hoặc người trẻ tuổi. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.

2. Co cơ

Canxi giúp điều hòa sự co cơ. Khi dây thần kinh kích thích cơ bắp, cơ thể sẽ tiết ra canxi. Lúc này, sẽ giúp các protein trong cơ thực hiện công việc co bóp. Khi cơ thể giải phóng khỏi cơ, cơ sẽ thư giãn.

3. Hệ tim mạch

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Quá trình đông máu phức tạp và có một số giai đoạn liên quan đến một loạt các hoá chất, trong đó có canxi. Ngoài ra, canxi còn tham gia duy trì hoạt động của cơ tim, canxi làm giãn cơ trơn bao quanh mạch máu.

CƠ THỂ HẤP THU CANXI NHƯ THẾ NÀO ?

Cơ thể không thể tự sản xuất canxi, vì vậy chúng ta cần bổ sung lượng canxi thông qua chế độ ăn uống. Nguồn thực phẩm giàu canxi có trong các sản phẩm từ sữa, rau họ cải xanh và thực phẩm tăng cường canxi như nước trái cây và ngũ cốc. Canxi cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi từ đường tiêu hóa. Điều quan trọng, bạn phải có đủ cả calci và vitamin D để hỗ trợ sức khỏe tối ưu.

Trong một chế độ ăn cân bằng, mỗi ngày bạn nhận được khoảng 1000mg canxi từ nguồn thức ăn và khoảng 200mg/ngày được cơ thể tiết vào đường tiêu hoá qua đường mật và bài tiết qua tiêu hoá khác. Tùy thuộc vào nồng độ hormon tuyến cận giáp (PTH) và vitamin D hoạt động trong tuần hoàn mà mỗi ngày cơ thể bạn dung nạp khoảng 200-400mg canxi được hấp thu vào ruột mỗi ngày, số còn lại sẽ được đào thải ra bên ngoài theo phân. Cân bằng canxi là nhờ duy trì qua bài tiết tại thận khoảng 200mg/ngày, phụ thuộc vào nồng độ PTH và calcitonin.

Cả nồng độ canxi ngoài tế bào và trong tế bào được điều hòa chặt chẽ bởi kênh vận chuyển canxi 2 chiều qua màng tế bào và cơ quan trong tế bào như mạng lưới nội sinh chất, ty thể….

 

ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU CƠ THỂ THIẾU HOẶC THỪA CANXI ?

Cơ thể nhận quá ít canxi có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Bệnh loãng xương khiến xương yếu, giòn, dễ gãy và tăng nguy cơ té ngã.
  • Bệnh còi xương ở trẻ em khiến xương mềm, yếu.
  • Bệnh nhuyễn xương, gây mềm xương ở trẻ em và người lớn.

Hấp thụ quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tuyến tiền liệt. Nồng độ canxi trong máu và nước tiểu cao có thể gây ra trương lực cơ kém, suy giảm chức năng thận, nồng độ phosphat thấp, táo bón, buồn nôn, sụt cân, cực kỳ mệt mỏi, thường xuyên đi tiểu, nhịp tim bất thường và nguy cơ tử vong do tim cao. Tuy nhiên, lượng canxi trong máu và nước tiểu cao thường do các vấn đề sức khỏe như nồng độ hormone thay đổi do tuyến cận giáp hoặc ung thư, chứ không phải do lượng canxi nạp vào cơ thể quá nhiều.

NHỮNG AI CẦN BỔ SUNG CANXI CHO CƠ THỂ ?

Một số nhóm người cần bổ sung thêm canxi cho cơ thể bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên từ 4 – 18 tuổi.
  • Người châu Phi hoặc người châu Á.
  • Người lớn từ 50 tuổi trở lên thường xuyên ăn uống thiếu dinh dưỡng.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: cơ thể hấp thụ và giữ lại ít canxi hơn sau mãn kinh, lâu dần có thể dẫn đến gãy xương.
  • Người ăn chay.
  • Người bệnh loãng xương.
  • Người bị gãy xương.
  • Người có bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu canxi (viêm ruột hoặc bệnh celiac, không dung nạp lactose).
  • Thiếu phosphate.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

CƠ THỂ CẦN BAO NHIÊU LƯỢNG CANXI MỖI NGÀY ?

Nhu cầu của cơ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Bảng dưới đây liệt kê lượng canxi trung bình hàng ngày cần bổ sung cho cơ thể được bác sĩ khuyến nghị.

CÁC LOẠI CHẾ PHẨM BỔ SUNG CANXI

  • Canxi vô cơ (canxi carbonate, canxi citrate,…)Các chất bổ sung canxi vô cơ phổ biến nhất là canxi cacbonate (40% canxi nguyên tố); canxi citrate (21% canxi nguyên tố); canxi lactate (13% canxi nguyên tố); và canxi gluconate (9% canxi nguyên tố). Viên uống bổ sung canxi vô cơ giá thành rẻ, đa dạng và có sẵn. Nghiên cứu cho thấy canxi citrate được hấp thụ tốt hơn hầu hết các dạng canxi vô cơ khác. Canxi citrate cũng có  hiệu quả hơn trong việc duy trì khối lượng xương tốt hơn cacbonate. Canxi citrate là chất dễ hấp thu nhất và không cần axit dạ dày để hấp thụ, nhưng lại không chứa nhiều canxi nguyên tố.  Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng canxi carbonate có hiệu quả hấp thu kém nhất trong các loại canxi cho bà bầu hiện nay.Đối với những người có nhu cầu canxi cao cần uống liều lượng nhiều hơn hơn để đạt được một lượng canxi nhất định (thường là 800 đến 1.000 mg), canxi vô cơ dường như không phải là lựa chọn tối ưu. Nhiều báo cáo cho thấy các dạng canxi hữu cơ khác có khả năng được hấp thụ tốt hơn. Vì lý do này, một số bác sĩ thường khuyên mẹ bầu dùng các dạng canxi hữu cơ khác.
  • Canxi hữu cơ (canxi bisglycinate,…)Thực tế cho thấy, cơ thể người rất khó hấp thu canxi vô cơ. Canxi tại ruột được hấp thu theo cơ chế vận chuyển thụ động. Cơ thể con người trải qua một quá trình tự nhiên được gọi là chelating , trong đó nó kết hợp canxi với một vật liệu khác (ví dụ, một axit amin) mà cơ thể có thể chuyển hóa. Vì vậy, canxi cho bà bầu phải ở dạng hòa tan hoặc liên kết với hợp chất hữu cơ để cơ thể có thể dễ dàng chuyển hóa và đáp ứng nhu cầu tối thiểu hằng ngày.

Đáng chú ý là rất ít người biết về hiệu quả tương đối tốt của các chelate axit amin của canxi. Nhiều thử nghiệm được dẫn chứng từ phòng thí nghiệm Châu Âu, sự hấp thụ được thực hiện với canxi chelate axit amin (được gọi là canxi bisglycinate) và so sánh với sự hấp thụ từ citrate, carbonate. Trong thử nghiệm đó, canxi axit amin chelate cho thấy sự hấp thụ tốt nhấtcanxi carbonatekém nhất.

LƯU Ý KHI BỔ SUNG CANXI CHO CƠ THỂ

Một số lời khuyên để bạn lựa chọn và bổ sung canxi an toàn và hiệu quả:

  • Tránh sử dụng các chế phẩm từ vỏ hàu chưa tinh chế, bột xương, dolomite hoặc bột san hô vì có chứa chì và các kim loại độc hại khác.
  • Không vượt quá liều hàng ngày được nhà sản xuất khuyến cáo để tránh nguy cơ tác dụng không mong muốn.
  • Nếu bạn bổ sung sắt hoặc kẽm, kháng sinh hoặc levothyroxin hãy uống vài giờ trước hoặc sau khi uống canxi để tránh tương tác xấu.
  • Hãy đảm bảo bạn nhận đủ vitamin D, giúp cơ thể hấp thu calcium. Nếu bạn không nhận đủ ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống hoặc vitamin bạn nên chọn chế phẩm bổ sung caanxi có chứa vitamin D. Bạn bổ sung nếu chỉ có 10-15% lượng canxi trong chế độ ăn uống và khoảng 60% photpho được hấp thu. Vitamin D giúp hấp thu canxi và photpho là 30-40% và 80%.
  • Magie đầy đủ rất quan trọng cho sự hấp thu canxi. Nếu bạn dùng 1000mg canxi mỗi ngày thì lượng magie bạn cần là 500mg.
  • Cơ thể bạn có thể hấp thu 500mg canxi tại một thời điểm, còn lại sẽ đào thải ra ngoài. Tốt nhất, bạn bổ sung canxi với liều lượng nhỏ 2 lần/ngày.
  • Việc bổ sung canxi là cần thiết nhưng phải được bác sĩ chỉ định bởi hiện nay chế phẩm canxi có dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Bổ sung canxi an toàn và đúng cách giúp phòng tránh các bệnh về cơ xương khớp.

Đặc biệt  Phytex Farma hiện đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm Viên uống bổ sung canxi hữu cơ Bambo Canci sản xuất tại Pháp với hàm lượng cao Canxi Bisglycinate cực kì dễ hấp thu – kết hợp đầy đủ các vitamin D cùng K2 – MK7 và chiết xuất Silic từ Tre giúp khỏe mạnh cả cơ gân – mang đến một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi, an toàn, hiệu quả cao và cam kết chính hãng 100% !

 

Mọi chi tiết xin vui lòng xem thêm tại https://phytexfarma.com/san-pham/bambo-canci/ hoặc liên hệ Hotline: 0707 555 999 để được tư vấn thêm về sản phẩm – Xin trân trọng cảm ơn quý khách và quý vị đọc giả đã xem.

Tác hại của Thiếu Canxi

Thiếu canxi là nguy cơ gây loãng xương, gãy xương và nếu kéo dài có thể gây nên chứng co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân trên toàn thế giới không đạt được lượng canxi cần thiết. Vì vậy, việc bổ sung canxi thường được khuyến nghị ở những người có khẩu phần ăn k đủ canxi cung cấp hoặc những người bị loãng xương, còi xương.

Tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể

Canxi có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể
Canxi có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể

Canxi là nguyên tố có nhiều nhất trong cơ thể người, trong đó đến 98-99% tập trung ở xương và răng. 1% lượng canxi còn lại có nằm trong máu và các tế bào nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chức năng của cơ thể. Chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng. Nhận thấy rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.

Thiếu canxi là gì?

Bổ sung Canxi để không bị thiếu hụt giúp cho cơ thể duy trì sức sống mãnh liệt
Bổ sung Canxi để không bị thiếu hụt giúp cho cơ thể duy trì sức sống mãnh liệt

Thiếu canxi là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ khoáng chất canxi toàn phần trong máu bị hạ thấp xuống dưới mức 2.1 mmol/L hoặc 8.8 mg/dL. Trong khi đó, ở người khỏe mạnh, nồng độ canxi toàn phần trong máu luôn được duy trì ở mức từ 2.1 – 2.6 mmol/L (tương đương 8.8 – 10.7 mg/dL).

Nguyên nhân gây hiện tượng thiếu canxi

Nguyên nhân gây Thiếu canxi phổ biến nhất hiện nay là do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Người dân ăn uống không đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành,khỏe mạnh phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 – 60% yêu cầu. Bởi vì, người dân Việt Nam chưa có thói quen tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sốt mayonnaise,… trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Người Việt thường rất thích ăn các loại thịt heo, bò, gà,… Tuy nhiên, hàm lượng canxi lại rất ít, chủ yếu là  protein – chỉ chiếm khoảng ¼ đến ⅕ hàm lượng canxi chứa trong hải sản như tôm, hàu, cua, ghẹ, cá,…nhưng lại k thích ăn hoặc không có điều kiện kinh tế để ăn thường xuyên.

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, mỗi ngày thai cần ở thời kỳ đầu 350 mg, giữa 150mg, cuối 150 – 450mg canxi. Mỗi ngày người lớn cần 800mg (theo WHO). Nhưng khi người mẹ thiếu canxi sẽ dẫn đến thai nhi cũng bị thiếu canxi nên gây ra tình trạng còi xương, dị dạng xương bẩm sinh.

Ngoài ra, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi cơ thể đang gặp vấn đề về rối loạn chuyển hóa canxi, có thể là do nội tiết tố không ổn định hoặc bản thân chúng ta lười luyện tập thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể lại rất kém.

Tác hại xảy ra khi thiếu canxi

Bệnh thiếu canxi ở mức độ vừa và nhẹ thường không khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể bao gồm trên trẻ em và người lớn:

Thiếu canxi ở trẻ em

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

 

Còi xương: Canxi chính là thành phần chủ yếu cấu tạo xương. Nếu bị thiếu canxi, khung xương của trẻ sẽ không được phát triển tối đa dẫn đến tình trạng còi xương. Biểu hiện trẻ bị còi cọc, chiều cao hạn chế so với cùng lứa tuổi.

 

Suy dinh dưỡng: Canxi có vai trò liên kết với một số Enzyme để tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Thiếu Canxi cơ thể sẽ không hấp thu được một số loại dinh dưỡng cần thiết làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.

 

Biến dạng xương: khung xương có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Vì vậy, đây là nơi tích lũy canxi lớn nhất trong cơ thể. Ở giai đoạn phát triển, nếu trẻ không cung cấp đủ Canxi, các xương này sẽ yếu và bị biến dạng trong quá trình tập đi,…như chân vòng kiềng, chân chữ X, cong vẹo cột sống…

Khung xương biến dạng do Thiếu Canxi ở trẻ khi mới tập đi
Khung xương biến dạng do Thiếu Canxi ở trẻ khi mới tập đi

Rối loạn hệ thần kinh: Chất khoáng Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.

 

Tình trạng co giậc các cơ: sự co duỗi các cơ trong cơ thể là do phản ứng trao đổi ion qua màng tế bào có sự hỗ trợ của Canxi. Khi trẻ không được cung cấp đủ Canxi, các phản ứng này có thể bị rối loạn dẫn đến tình trạng co giật các cơ.

 

Rối loạn nội tiết tố: Quá trình tiết hormone trong cơ thể được thực hiện bởi các phản ứng hóa học liên quan có sự hỗ trợ của Canxi. Vậy nên, khi thiếu Canxi, hoạt động nội tiết của cơ thể có thể bị rối loạn

 

Hệ miễn dịch suy yếu: Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, Canxi sẽ phát hiện đầu tiên và phát ra thông báo để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động. Nếu thiếu canxi, chức năng miễn dịch sẽ suy giảm.

Thiếu canxi ở người lớn

Các biểu hiện thường gặp của cơ thể khi thiếu Canxi
Các biểu hiện thường gặp của cơ thể khi thiếu Canxi

Triệu chứng thiếu canxi gây suy nhược, mệt mỏi và buồn ngủ

Canxi có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone melatonin (hormone giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của cơ thể). Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ sản xuất ra ít loại hormone này, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ và mất ngủ, gây suy nhược, mệt mỏi, sa sút trí lực và năng suất lao động.

Thiếu canxi ảnh hưởng đến da, tóc và móng tay

Da khô và chảy xệ: canxi tham gia vào quá trình sản sinh collagen và các sợi elastin đàn hồi của da. Thiếu canxi kéo dài có thể khiến da mất đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ

Móng tay yếu ớt, dễ gãy và chậm mọc: thiếu canxi làm thay đổi cấu trúc móng tay, từ đó dẫn đến hoạt động không bình thường.

Tóc mảnh, dễ gãy rụng: canxi hỗ trợ quá trình tiết hormone adrogen và enzyme biotin ( 2 loại nội tiết tố liên quan đến quá trình phát triển khỏe mạnh của nang tóc)

Thiếu canxi có thể gây ra loãng xương, còi xương

Khi bị thiếu canxi, nồng độ canxi trong máu thấp, cơ thể sẽ hút ngược canxi từ xương để cân bằng nồng độ, làm cho xương bị suy giảm mật độ khoáng chất và dẫn đến chứng loãng xương.

Đái tháo đường

Ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng lớn đường sẽ thải ra theo nước tiểu và kéo theo cả Canxi bị huy động từ xương ra cũng lớn. Chính vì thế, khi thiếu hụt canxi, rối loạn sẽ trở nên nghiêm trọng.

Phong thấp

Mật độ Canxi trong xương bị suy giảm làm xương dễ bị tổn thương và hình thành ổ viêm tại các khớp gây sưng tấy, đau nhức cho người bệnh.

Hội chứng hạ canxi máu

Canxi trong máu thiếu làm cho hàng loạt các chức năng về thần kinh, phản xạ cơ bắp, nhịp tim… bị rối loạn, thay đổi dẫn đến hoa mắt, chóng mặt,..

Bệnh tim

Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi Canxi trong máu. Khi canxi trong máu thấp, sẽ gây ra rối loạn nhịp tim.

Xơ cứng động mạch

Lượng canxi trong máu và dự trữ trong xương thấp, quá trình trao đổi chất bất thường dẫn đến sự dịch chuyển cholesterone đi vào lòng mạch, tích tụ và dày lên làm mất khả năng đàn hồi dẫn đến xơ cứng mạch, tăng huyết áp, bệnh tim và não.

Suy nhược thần kinh

Canxi đóng vai trò trong quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Khi cơ thể thiếu Canxi, hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh sẽ gặp nhiều trở ngại khiến người bệnh dễ căng thẳng thần kinh, trí nhớ giảm sút, dễ cáu gắt, thần kinh suy nhược.

Viêm loét đường tiêu hóa

Thiếu Canxi có thể kích thích acid dạ dày tăng tiết bất thường. Khi nồng độ acid quá cao sẽ gây ra tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Acid nếu bị trào ngược lên thực quản hoặc theo thức ăn xuống dưới tá tràng, đường ruột cũng có thể gây viêm loét tại đây.

Thiếu canxi đồng nghĩa sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Để có được sự phát triển toàn diện, Phytex Farrma mang đến sự bổ sung Canxi bisglycinate, Vitamin D3 và vitamin K2 MK-7 liên hệ chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau để xương có đủ lượng Canxi cần thiết giúp xương luôn chắc khỏe, ngăn ngừa còi xương, loãng xương.

Loãng xương và ngăn ngừa loãng xương

Loãng xương (danh từ khoa học osteoporosis có nghĩa đen là ‘xương có lỗ’). Nó xảy ra khi xương mất khoáng chất như canxi nhanh hơn cơ thể có thể thay thế chúng. Chúng trở nên kém đặc hơn, mất sức mạnh và dễ gãy hơn.

Hầu hết mọi người không nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi gãy xương xảy ra, vì thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Đây là lý do tại sao loãng xương thường được gọi là ‘căn bệnh thầm lặng’. Loãng xương đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi trung niên và sau này, mặc dù một số nam giới cũng bị ảnh hưởng.

Loãng xương và ngăn ngừa loãng xương

xương bình thường và loãng xương
xương bình thường và loãng xương

Loãng xương và tăng trưởng xương

Xương được hình thành bởi các tế bào chuyên biệt. Giống như phần còn lại của cơ thể, xương liên tục bị phá vỡ và tái tạo. Vì xương là các mô sống nên cần tập thể dục để tăng sức mạnh tương tự như cơ bắp.

Trong những năm đầu đời, nhiều xương được tạo ra hơn là bị phá vỡ, dẫn đến sự phát triển của xương. Vào cuối tuổi thiếu niên, quá trình phát triển xương đã hoàn tất và vào khoảng 25 đến 30 tuổi, khối lượng xương đạt mức cao nhất.

Các hormone giới tính, chẳng hạn như estrogen và testosterone, có vai trò cơ bản trong việc duy trì sức mạnh của xương ở nam giới và nữ giới. Sự sụt giảm estrogen xảy ra trong thời kỳ mãn kinh dẫn đến mất xương nhanh hơn. Trong 5 năm đầu tiên sau khi mãn kinh, trung bình một phụ nữ mất tới 10% tổng khối lượng xương trong cơ thể.

Gãy xương sống do loãng xương có thể dẫn đến đau đớn, giảm chiều cao và thay đổi dáng người.

Triệu chứng loãng xương

Loãng xương không gây đau hoặc triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ gãy xương nghiêm trọng hoặc suy nhược. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có nguy cơ bị loãng xương, hãy đi khám bác sĩ.

Chẩn đoán loãng xương

Hiện tại, cách đáng tin cậy nhất để chẩn đoán bệnh loãng xương là đo mật độ xương bằng phép đo siêu âm hoặc DXA. Quét DXA là một quá trình quét ngắn, không đau để đo mật độ xương của bạn, thường là ở hông và cột sống và trong một số trường hợp là cẳng tay.

Các yếu tố nguy cơ loãng xương

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương, một số yếu tố bạn không thể thay đổi, chẳng hạn như là nữ và có người thân trực tiếp bị gãy xương do loãng xương.

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

  • chế độ ăn uống không đủ canxi
  • mức vitamin D thấp
  • hút thuốc lá
  • uống rượu nhiều hơn hai ly tiêu chuẩn mỗi ngày
  • lượng caffeine nhiều hơn ba tách cà phê hoặc tương đương mỗi ngày
  • thiếu hoạt động thể chất
  • mãn kinh sớm (trước 45 tuổi)
  • mất kinh nguyệt nếu có liên quan đến việc giảm sản xuất oestrogen, yếu tố quan trọng giúp xương khỏe mạnh (chu kỳ kinh nguyệt có thể chấm dứt sau khi ăn kiêng và tập thể dục quá mức)
  • sử dụng thuốc lâu dài như corticosteroid cho viêm khớp dạng thấp, hen suyễn và các tình trạng khác.

Một số điều kiện khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn. Những điều kiện này bao gồm:

  • bệnh tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức
  • viêm khớp dạng thấp
  • bệnh gan và thận mãn tính
  • các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, chẳng hạn như bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mạn tính), bệnh celiac (nhạy cảm với gluten) và các tình trạng viêm ruột khác.

Ngăn ngừa loãng xương

  • có một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng với nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc
  • ăn thực phẩm giàu canxi
  • hấp thụ đủ vitamin D
  • tránh hút thuốc
  • hạn chế uống rượu
  • hạn chế caffein
  • thực hiện các hoạt động rèn luyện sức mạnh và chịu trọng lượng thường xuyên.
Phòng chống loãng xương
Phòng chống loãng xương

Chế độ ăn giàu canxi và bệnh loãng xương

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều loại thực phẩm và hấp thụ đủ canxi là một bước quan trọng để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Nếu không có đủ canxi trong máu, cơ thể bạn sẽ lấy canxi từ xương. Đảm bảo bạn có đủ canxi trong chế độ ăn uống là một cách quan trọng để duy trì mật độ xương của bạn.

Người trưởng thành trung bình nên tiêu thụ 500 mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 70 tuổi được khuyến nghị cung cấp 1.300 mg canxi mỗi ngày. Trẻ em, tùy theo độ tuổi, sẽ cần trung bình 500-1000mg mỗi ngày.

Thực phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao nhất, nhưng có nhiều nguồn canxi khác, bao gồm cá mòi, rau bina và hạnh nhân.

Vitamin D và bệnh loãng xương

Vitamin D và canxi thúc đẩy mật độ xương. Vitamin D rất quan trọng vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng ta nhận được phần lớn vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin D cũng có thể được tìm thấy với số lượng nhỏ trong thực phẩm như:

  • cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu)
  • gan
  • trứng
  • thực phẩm tăng cường như sữa ít chất béo và bơ thực vật.

Đối với hầu hết mọi người, khó có đủ lượng vitamin D chỉ qua chế độ ăn uống. Có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D.

Tập thể dục để ngăn ngừa loãng xương

Tập thể dục chịu trọng lượng khuyến khích mật độ xương và cải thiện sự cân bằng để giảm té ngã.

Các khuyến nghị chung bao gồm:

Phong chống loãng xương
Phong chống loãng xương
  • Chọn các hoạt động chịu trọng lượng như đi bộ nhanh, chạy bộ, quần vợt, bóng lưới hoặc khiêu vũ. Mặc dù các bài tập không mang trọng lượng, chẳng hạn như bơi lội và đạp xe, rất tốt cho các lợi ích sức khỏe khác, nhưng chúng không thúc đẩy sự phát triển của xương.
  • Đưa một số bài tập có tác động mạnh vào thói quen của bạn, chẳng hạn như nhảy dây và nhảy dây. Tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế của bạn – bài tập tác động cao có thể không phù hợp nếu bạn có vấn đề về khớp, tình trạng bệnh lý khác hoặc không phù hợp.
  • Rèn luyện sức mạnh (hoặc rèn luyện sức đề kháng) cũng là một bài tập quan trọng cho sức khỏe của xương. Nó liên quan đến việc tác động lực cản lên cơ bắp để phát triển và duy trì sức mạnh cơ bắp, độ bền cơ bắp và khối lượng cơ bắp. Điều quan trọng đối với việc ngăn ngừa và quản lý bệnh loãng xương, rèn luyện sức mạnh có thể duy trì, hoặc thậm chí cải thiện mật độ khoáng của xương. Được hướng dẫn bởi một chuyên gia sức khỏe hoặc thể dục (chẳng hạn như một nhà sinh lý học tập thể dục), người có thể đề xuất các bài tập và kỹ thuật cụ thể.
  • Các hoạt động thúc đẩy sức mạnh, sự cân bằng và phối hợp cơ bắp – chẳng hạn như thái cực quyền, yoga nhẹ nhàng – cũng rất quan trọng, vì chúng có thể giúp ngăn ngừa té ngã bằng cách cải thiện khả năng giữ thăng bằng, sức mạnh cơ bắp và tư thế của bạn.
  • Lý tưởng nhất là kết hợp các buổi tập nâng tạ và rèn luyện sức mạnh trong suốt cả tuần. Đặt mục tiêu trong 30 đến 40 phút, bốn đến sáu lần một tuần. Các bài tập để xương phát triển cần đều đặn và đa dạng.
© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ