TỔNG QUAN VỀ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Theo thống kê, tỷ lệ dân số Việt Nam đang bị thoát vị đĩa đệm với biểu hiện thường gặp tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm sau tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc đơn thuần là thoái hóa tự nhiên chiếm khoảng 30% trên tổng dân số cả nước… Đáng lưu ý, thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30-60 tuổi. Cùng Phytex Farma tìm hiểu nhé!

Mục lục

Thoái vị đĩa đệm là gì?

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm

Biến chứng nguy hiểm thường gặp

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau

Bệnh thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Chúng có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Thực tế cho thấy, các cơn đau sẽ lan dần từ vùng thắt lưng xuống cho đến phần chân. Nguyên nhân là vì bị thoát vị địa đệm ở phần cột sống thắt lưng.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm

Đau nhức

Ngay tại vị trị trí thoát vị, cơn đau lan xuống vùng hông, mông và tăng theo thời gian. Cơn đau này xuất hiện khi gắng sức hoặc chấn thương, đau cấp tính, đau nhói, đau âm ĩ dai dẵn. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi tại chỗ.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, người bệnh có thể đau khắp vùng mông, đùi, xuống bắp chân, bàn chân

Tê bì chân tay

Xuất hiện vào buổi sáng khi thức giấc hoặc thời tiết ngoài trời trở lạnh đột ngột. Người bệnh có cảm giác tê ngứa như kiến bò trong cơ thể.

Yếu cơ, bại liệt

xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn

Mất cảm giác

Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Khiêng vác vật nặng sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm
Khiêng vác vật nặng sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm

 

  • Làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến tổn thương đĩa đệm và cột sống.

Người thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc vặng nặng thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, điều đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm.

  • Tuổi tác: là nguyên nhân chính và nhiều nhất ở các bệnh nhân gặp phải. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng nên rất dễ bị tổn thương.
  • Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

Yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm

♦ Mắc Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, thoái hóa cột sống.

Bệnh lý cong vẹo cột sống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm
Bệnh lý cong vẹo cột sống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Cân nặng: Những người có cân nặng lớn sẽ làm tăng áp lực chịu đựng của cột sống so với người có số cân bình thường.

Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

Mang giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Biến chứng nguy hiểm của thoái vị đĩa đệm

Những biến chứng đáng tiếc xảy ra đối với người bị thoát vị đĩa đệm chủ quan
Những biến chứng đáng tiếc xảy ra đối với người bị thoát vị đĩa đệm chủ quan

Nhiều người vẫn còn chưa hình dung được thoát vị đĩa đệm như thế nào, ngay cả khi đã mắc bệnh. Họ thường nghĩ là do đi lại, do làm việc, tư thế ngồi,….và chỉ cần ngồi nghỉ ngơi chốc lát sẽ thuyên giảm. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

♦ Tổn thương thần kinh cánh tay.

♦ Bại liệt, tàn phế.

♦ Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.

♦ Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.

♦ Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

♦ Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thiết kế liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhằm giảm tối đa tác động lên bệnh nhân
Thiết kế liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhằm giảm tối đa tác động lên bệnh nhân

♦ Thiết kế bài tập riêng cho người thoát vị đĩa đệm giống như tập thể dục hằng ngày.

♦ Bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đĩa đệm.

♦ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tân dược.

♦ Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống.

♦ Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

♦ Trị liệu thần kinh cột sống.

♦ Châm cứu giảm đau do đĩa đệm bị thoát vị.

♦ Vật lý trị liệu.

Việc tìm hiểu và trang bị kiến thức về thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh và người thân có hướng xử trí kịp thời và đúng đắn. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp để giúp rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh tê bì tay chân>>>>>