Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19 và khả năng hồi phục tổn thương tim

SKĐS – Theo kết quả một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Journal of the American Heart Association, trẻ em bị tổn thương tim do Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) liên quan tới COVID-19 có thể hồi phục hoàn toàn.

1. Nguy cơ bị MIS-C ở trẻ mắc COVID-19

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các chuyên gia nhận thấy Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), tình trạng viêm hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.

Theo các nhà khoa học, MIS-C thường xuất hiện ở trẻ vào thời điểm khoảng 4 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Hội chứng này gây ra tình trạng viêm sâu khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện nhi Philadelphia ( Mỹ) cho biết 4/5 số trường hợp MIS-C có ảnh hưởng tới tim. Một nửa số trẻ mắc MIS-C bị suy giảm chức năng tâm thất trái, buồng tim có chức năng bơm máu giàu oxy đi nuôi cơ thể.

TS Pei-Ni Jone, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Colorado (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu nhưng đang tìm hiểu về tác động của MIS-C đối với tim, cho biết MIS-C xuất hiện ở khoảng 1/3.000 bệnh nhi mắc COVID-19.

“Tim là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi MIS-C và điều đáng quan tâm là khi chức năng tim suy giảm có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc gan” – TS Jone cho biết thêm.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.

Theo TS Kevin Friedman, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu: “Các triệu chứng rất đa dạng, từ không có biểu hiện gì đến tình trạng huyết áp thấp nghiêm trọng, và trẻ bị tình trạng nặng phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực với ống thở và thuốc trợ tim”.

2. Khả năng hồi phục tổn thương tim do MIS-C và biện pháp phòng ngừa

Kết quả nghiên cứu mới tại BV nhi Philadelphia (Mỹ) đã mang tới những tín hiệu đáng mừng liên quan tới MIS-C, đó là: Trẻ em có xu hướng hồi phục hoàn toàn sau bất kỳ tổn thương tim nào trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bệnh.

Trong nghiên cứu, để đánh giá khả năng hồi phục chức năng tim của những trẻ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu thuộc BV nhi Philadelphia đã so sánh 60 trẻ nhập viện bị MIS-C do COVID-19 với một nhóm gồm 60 trẻ khỏe mạnh.

Các kết quả điện tim (EKG) cho thấy chức năng tim ở trẻ bị MIS-C được cải thiện nhanh chóng trong tuần đầu tiên. Và sau 3 tháng, chức năng tim về cơ bản đã trở lại bình thường. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) ở trẻ cũng không phát hiện thấy tổn thương sẹo lâu dài hoặc tổn thương tim.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Anirban Banerjee, chuyên gia tim mạch tại Trung tâm tim mạch thuộc BV nhi Philadelphia, cho biết trẻ em mắc MIS-C có thể trở lại chơi thể thao trong vòng 3 đến 4 tháng.

“Mặc dù tổn thương tim có thể gây tình trạng khá nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong, nhưng hầu hết trẻ đều bình phục sau một thời gian” – Kevin Friedman nhấn mạnh.

Kết quả nghiên cứu mới này cũng tương đồng với những gì TS Pei-Ni Jone đã thấy trên các bệnh nhi bị MIS-C ở Colorado (Mỹ).

“Tất cả bệnh nhi đều hồi phục sau khoảng 6 tuần kể từ khi bị bệnh. Trong số 150 bệnh nhi, chỉ có 2 trẻ bị rối loạn chức năng tâm thất dai dẳng cần dùng đến thuốc trợ tim, nhưng sau 3 tháng, các trẻ đều hoàn toàn bình phục” – TS Jone cho biết.

Theo các nhà khoa học, tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị  COVID-19. Dữ liệu các nghiên cứu cho thấy cứ 100.000 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm cơ tim liên quan đến vaccine phòng COVID-19, trong khi chỉ 3.000 trẻ mắc COVID-19 thì đã có 1 trẻ bị MIS-C. Như vậy, lợi ích của vaccine rõ ràng vượt trội hơn so với nguy cơ.

BS. Tài Văn

Bí quyết giảm cân để mặc đẹp ngày Tết

Để giảm cân lành mạnh trước Tết, chuyên gia khuyến cáo tránh sử dụng chương trình ăn kiêng cấp tốc, sử dụng thực phẩm tươi, nhai kỹ thức ăn và uống đủ nước.

Sau thời gian giãn cách xã hội và làm việc ở nhà, nhiều người tăng cân mất kiểm soát. Tết Nguyên đán cận kề, họ tìm đến các biện pháp nhịn ăn cực đoan. Tuy nhiên, việc cắt giảm đáng kể lượng calo không có lợi cho sức khỏe, có thể khiến cơ thể mệt mỏi và cáu kỉnh.

Các nghiên cứu cho thấy người cần giảm cân nên ăn các bữa lành mạnh, cân bằng, tăng cường hoạt động thể chất. Chuyên gia khuyến nghị tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc mỗi đêm và tránh để tâm trạng quá căng thẳng. Chuyên gia chỉ ra 7 mẹo để có giảm cân hiệu quả và an toàn.

Tránh các chế độ ăn kiêng cấp tốc

Đây là chế độ ăn kiêng đòi hỏi nạp ít calo, vì vậy cơ thể thường xuyên ở trạng thái đói. Karen Chong, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Quốc tế Matilda ở Hong Kong, cho biết điều này có thể dẫn đến rối loạn ăn uống, ăn uống vô độ về sau này, gây tăng nhiều cân hơn.

“Những chế độ kiểu này có thể giúp giảm cân nhanh chóng. Nhưng trọng lượng cơ thể chủ yếu là nước. Khi bạn ăn nhiều trở lại, cơ thể một lần nữa tăng cân. Chế độ ăn kiêng ít calo cũng dễ khiến bạn thấy đói, từ đó ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh để giải tỏa cơn đói”, bà Chong giải thích.

Ăn kiêng theo cách này không bền vững, bởi cơ thể luôn cần năng lượng ở dạng glucose để hoạt động. Thiếu đi chúng, lượng đường trong máu giảm xuống dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cáu kỉnh và khó tập trung. Tỷ lệ trao đổi chất cũng chậm lại.

Bà Chong khuyên người ăn kiêng không nên cắt bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm nào. Điều này làm mất đi lượng chất dinh dưỡng cụ thể, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nói chung. “Ví dụ, khi bỏ đi những loại rau giàu tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây khỏi chế độ ăn uống, bạn sẽ thiếu chất xơ, yếu tố quan trọng với sức khỏe đường ruột giúp ngăn ngừa táo bón”, bà nói.

Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi

Đồ ăn tiện lợi và thực phẩm chế biến sẵn có lượng đường, muối, chất béo và các chất phụ gia cao. “Lượng dinh dưỡng của chúng cũng thấp hơn so với thực phẩm tươi sống. Chúng chứa nhiều calo nhưng không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể”, Philip Watkins, chuyên gia về liệu pháp tự nhiên tại Viện Y học Tích hợp ở Hong Kong, cho biết.

Thức ăn sẵn chứa nhiều đường nhân tạo hoặc đường bổ sung, có mức insulin cao gây tăng cân. Chúng ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh đường ruột của con người, làm giảm cảm giác no và là nguyên nhân gây tăng cân.

Chuyên gia khuyến cáo người muốn giảm cân ăn thực phẩm nguyên hạt, chưa qua chế biến. Trong trường hợp buộc phải dùng đồ ăn đóng hộp, người dùng cần đảm bảo mua sản phẩm có lượng đường, muỗi và chất béo thấp.

Quả bơ là nguồn bổ sung chất béo lành mạnh. Ảnh: SCMP

Nhai kỹ thức ăn

Nghiên cứu của Đại học Waseda ở Nhật Bản chỉ ra mối liên quan của hoạt động nhai và sự sinh nhiệt do chế độ ăn (Diet-induced thermogenesis/ DIT). Đây là hiện tượng tăng dinh nhiệt trong cơ thể khi đang tiêu thụ thức ăn. DIT giúp ngăn ngừa tăng cân.

Các chuyên gia phát hiện dành thời gian để nếm thức ăn trong miệng, nhai từ từ trước khi nuốt sẽ làm tăng sinh nhiệt. Dù ảnh hưởng từ mỗi bữa ăn khá nhỏ, nhưng tác động tích lũy đáng kể.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Theo tiến sĩ Watkins, thực phẩm giàu chất xơ cơ thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm ăn. “Bạn có thể ăn nhiều mà vẫn giảm cân”, ông nói.

Chất xơ nhớt, một dạng chất xơ hòa tan, có thể giúp duy trì cảm giác nó lâu hơn. Nguồn cung chất này đến từ các loại đậu, măng tây, cải Brussels và bột yến mạch. Chúng chứa nhiều beta-glucan, một yếu tố chính góp phần tạo nên hiệu ứng no lâu.

Lên kế hoạch trước các bữa ăn

Tiến sĩ Chong cho biết: “Chúng ta có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm về ăn uống khi đang đói. Tôi khuyên bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn, có thể chuẩn bị trước một ít và cất trong tủ lạnh. Sau đó, khi đến nữa, bạn sẽ không tìm đến thực phẩm có hại cho sức khoẻ, chẳng hạn thức ăn nhanh hoặc đồ chế biến sẵn”.

Bà khuyến nghị người cần giảm cân tự nấu đồ ăn, có thể ăn thực phẩm đóng hộp, song không thường xuyên.

Không cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi khẩu phần ăn

Chất béo là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống. Nó giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin A, D và E, có thể làm tăng cảm giác no sau bữa ăn.

Theo nghiên cứu công bố vào năm 2020 trên tạp chí Nutrition, một số chất béo, chẳng hạn Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể. Thiếu hụt chất béo thiết yếu có thể khiến chỉ số khối cơ thể tăng lên, nguy cơ mắc các bệnh chuyển hoá cao hơn.

Vì vậy, chuyên gia không khuyến nghị người đang giảm cân cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi chế độ ăn uống. Chúng đóng góp 20-30% năng lượng hàng ngày, có rất nhiều trong các thực phẩm lành mạnh như quả bơ , quả hạch, hạt và cá có dầu.

Uống đủ nước

Theo tiến sĩ Watkins, cung cấp đủ nước là phần quan trọng trong tiến trình giảm cân lành mạnh. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung đủ nước có thể thúc đẩy trao đổi chất, tăng độ nhạy của insulin, giúp insulin xử lý hiệu quả và phá vỡ chất béo không mong muốn như triglyceride.

Tiến sĩ Chong khuyến nghị uống đủ nước xuyên suốt 24 giờ. Nước cũng giúp làm giảm cảm giác thèm ăn.

“Trong quá trình giảm cân, chất béo sẽ bị phân huỷ và thải ra cặn bã. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để loại bỏ những độc tố này”, ông Chong cho biết.

Thục Linh (Theo SCMP)

Thiếu mãu võng mạc và cách điều trị

Võng mạc là lớp mô nằm ở phía sau nhãn cầu, một bộ phận bên trong mắt, là nơi tiếp nhận các tín hiệu ánh sáng và truyền lên não bộ. Võng mạc có rất nhiều mạch máu. Một bất thường nào đó làm lượng máu lưu thông đến võng mạc ít hơn bình thường sẽ gây nên bệnh lý thiếu máu võng mạc.

Võng mạc là nơi tập hợp nhiều mạch máu, võng mạc cũng là nơi duy nhất mà chúng ta có thể quan sát hệ thống mạch máu dễ dàng bằng mắt thường. Do đó, nhờ quan sát võng mạc trong khám mắt mà có thể phát hiệu nhiều bệnh về máu để có thể thực hiện thăm khám chuyên sâu sau đó. Thiếu máu võng mạc thường là một bệnh lý thứ cấp do biến chứng của một bệnh khác liên quan đến mạch máu. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu võng mạc là đái tháo đường và tăng huyết áp.

Triệu chứng

Thiếu máu võng mạc diễn tiến chậm và âm thầm nên thường không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng chỉ thể hiện rõ khi thiếu máu võng mạc đã chuyển biến trầm trọng. Bao gồm:

  • Giảm thị lực,
  • Sưng mắt,
  • Vỡ mạch máu,
  • Song thị kèm với đau đầu.

Khi tầm nhìn giảm, nhìn thấy hai hình ảnh của cùng một vật, mắt đỏ bất thường thì mọi người nên đi khám chuyên khoa mắt để bác sĩ xác định có phải là thiếu máu võng mạc hay không.

Thiếu máu võng mạc đái tháo đường

Thiếu máu võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân chính gây ra mù lòa ở các nước phát triển và dần trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Thiếu máu võng mạc đái tháo đường xảy ra trên 90% ở những bệnh nhân đái tháo đường tiến triển sau 10 – 15 năm, bất kể đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2.

Đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương toàn bộ mạch máu của cơ thể, biểu hiện rõ hơn ở các mạch máu nhỏ (trong đó vết thương lâu lành là một biểu hiện của bất thường về đường huyết). Bệnh thiếu máu võng mạc đái tháo đường trải qua 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là vi phình mạch của mao mạch võng mạc và sau đó là tân sinh mạch máu. Đường huyết cao làm tổn thương các mao mạch võng mạc, lúc đó tính thấm thành mạch tăng cao làm huyết tương và các thành phần khác thoát ra gian bào gây nên phù nề, tắc tiểu động mạch tận, phù hoàng điểm (giai đoạn vi phình mạch). Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới để tăng cung cấp máu nuôi cho những vùng tổn thương (giai đoạn tân sinh). Tuy nhiên, mạch máu mới sinh này mong manh, dễ vỡ.

Điều trị

Võng mạc là bộ phận cảm thụ ánh sáng, trong đó, hoàng điểm là trung tâm của võng mạc. Đái tháo đường làm ảnh hưởng đến mạch máu, có thể làm võng mạc tổn thương trầm trọng và dẫn đến mù lòa. Do đó, các bệnh nhân đái tháo đường nên khám mắt định kỳ và kiểm soát biến chứng võng mạc của đái tháo đường. Bệnh nhân thiếu máu võng mạc cần đảm bảo đủ máu nuôi dưỡng võng mạc bằng thuốc tăng lưu thông máu võng mạc và tăng độ bền thành mạch.

Bạch quả là một vị thuốc quý lâu đời được sử dụng để tăng lưu thông mạch máu và chống oxy hóa. Bạch quả giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích và tăng tuần hoàn não (bao gồm cả vi tuần hoàn trong các mao mạch nhỏ); bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào; ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân huyệt hóa tiểu huyết cầu. Bạch quả giúp mạch máu giãn ra, làm số lượng máu lưu thông nhiều hơn, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, giúp đưa một lượng lớn oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bị tổn hại. Ngày nay, bạch quả được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến thiểu năng tuần hoàn máu như sa sút trí tuệ, hội chứng tiền đình, trầm cảm, lo âu, viêm tắc mạch máu chi, hội chứng Raynaud.

Để tăng hiệu quả điều trị của Bạch quả, người ta thường phối hợp Bạch quả với một dược liệu khác cũng rất tốt cho lưu thông máu đó là Đinh lăng. Được mệnh danh là Nhân sâm của người nghèo, Đinh lăng có chứa nhiều saponin, các vitamin B1, B2, B6, C và các acid amin cần thiết cho cơ thể giống như là Nhân sâm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Đinh lăng được ứng dụng để điều trị mệt mỏi, căng thẳng, thiếu máu, giúp tăng lực và chống stress.

Phối hợp Bạch quả và Đinh lăng là một phối hợp hiệu quả trong điều trị bệnh thiếu máu võng mạc. Công thức này giúp tăng lưu thông máu đến vùng võng mạc bị tổn thương, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, tăng độ bền thành mạch, giảm nguy cơ vỡ mạch máu mao mạch. Các tác dụng này giúp làm giảm thoái hóa và biến chứng gây mù ở bệnh nhân thiếu máu võng mạc. Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm có phối hợp công thức gồm Đinh lăng và Bạch quả. Tuy nhiên, các sản phẩm phối hợp Đinh lăng và Bạch quả ở mức hàm lượng thấp thường không được sử dụng để điều trị thiếu máu võng mạc và trên tờ hướng dẫn sử dụng không có chỉ định này. Chỉ các loại thuốc có hàm lượng Đinh lăng, Bạch quả hàm lượng cao mới được sử dụng để điều trị. Viên dưỡng não OP.BRAIN F là một thuốc với phối hợp hàm lượng lên đến 300mg cao Đinh lăng và 100mg cao Bạch quả là loại thuốc thích hợp cho chỉ định điều trị thiếu máu võng mạc.

Đột quỵ – Dấu hiệu nhận biết và dự phòng

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm đứng thứ 3 về nguyên nhân tử vong, sau bệnh lý tim mạch và ung thư, là nguyên nhân chính của tàn phế. Đột quỵ nguy hiểm không chỉ vì tỷ lệ tử vong cao, mà còn là gánh nặng cho người bệnh, bởi chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị kéo dài, nguy cơ tái phát cao và di chứng để lại nặng nề.

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não), gây gián đoạn việc vận chuyển máu để nuôi dưỡng não bộ. Khiến các tế bào thiếu hụt dinh dưỡng, oxy; các tế bào sẽ chết đi sau vài phút nếu vấn đề thiếu hụt này không được khắc phục.

Nhồi máu não (chiếm 85%): nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

Xuất huyết não (chiếm 15%): bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…

Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ và được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:

Nhóm nguyên nhân không thể thay đổi

+ Tuổi: Bệnh thường gặp ở người từ 45 tuổi trở lên.
+ Giới tính: Tỷ lệ đột quỵ ở nam nhiều hơn nữ từ 1,3 đến 1,7 lần.

Nhóm nguyên nhân có thể thay đổi

+ Thói quen: hút thuốc lá, uống bia rượu, gắng sức quá độ.

+ Bệnh lý liên quan: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì, dị dạng mạch máu não, các bệnh về rối loạn chuyển hóa…

Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu trong 3 giờ đầu. Mỗi 5 phút chậm trễ sẽ mất đi 5% khả năng cấp cứu thành công. Do đó, nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ rất quan trọng và thật sự cần thiết.

“FAST” là thông điệp các chuyên gia y tế muốn nhấn mạnh tính cấp thiết về thời gian trong cấp cứu đột quỵ, đồng thời “FAST” cũng là từ viết tắt của:

– F (Face drooping): mặt bệnh nhân bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới.

– A (Arm weakness): tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, đi đứng khó khăn.

– S (Speech difficulty): nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị tê cứng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường.

– T (Time): khi phát hiện những dấu hiệu trên cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Sau đột quỵ, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng thường thấy như: liệt (một số bộ phận hoặc liệt nửa người), khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn nhận thức (giảm khả năng suy luận, phán đoán, suy giảm trí nhớ thậm chí mất trí nhớ), rối loạn cảm xúc, đau ở các bộ phận, giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Do đó, cần nhiều thời gian trong điều trị nhằm phục hồi các chức năng của cơ thể. Trong suốt thời gian này, người bệnh cần có tinh thần thoải mái, một thể trạng đủ tốt và cả các phương pháp hỗ trợ dự phòng tái phát tai biến mạch máu não.

Các cấp độ dự phòng tai biến mạch máu não:

– Cấp 1: Tránh các yếu tố nguy cơ bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh liên quan.

– Cấp 2: Những người đang mắc các bệnh liên quan, cần kiểm soát chặt chẽ các chỉ số về huyết áp, đường huyết, lipid máu… Đối với các đối tượng này, khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế, tránh suy diễn gây nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh thông thường khác.

– Cấp 3: Khi đã có tai biến thì tránh tái phát. Một người đã bị đột quỵ, nguy cơ tái phát là 43% trong 10 năm đầu với tỷ lệ tăng hàng năm là 4%. Do đó, người bệnh cần đảm bảo rằng luôn luôn kiểm soát tốt các yếu tố nguy. Trong điều kiện này, việc kết hợp điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền được khuyến khích và áp dụng rộng rãi, nhằm đạt hiệu quả cao trong phòng tái phát tai biến mạch máu não vừa hạn chế tối thiểu tác dụng phụ không mong muốn của các chế phẩm tân dược.

Não đắc sinh CERINPAS, là bài thuốc y học cổ truyền với sự kết hợp của các dược liệu như:

– Tam thất: tán ứ, cầm máu, giãn mạch, tan huyết khối, giảm đường huyết và lipid máu, chống lão hóa, tăng khả năng miễn dịch.
– Hồng hoa: hoạt huyết, tán ứ, giảm đau.
– Sơn tra: kiện tỳ, tán ứ, giãm lipid máu.
– Xuyên khung: hoạt huyết, chống oxy hóa, tiêu trừ gốc tự do.
– Cát căn: giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu.
Sự kết hợp các dược liệu trên là sự hiệp đồng tác dụng hoạt huyết tán ứ, thông kinh hoạt lạc. Hỗ trợ người bệnh nâng cao thể trạng, sức khỏe, đẩy nhanh tiến độ hồi phục sau tai biến mạch mãu não. Điều trị các triệu chứng của cơn tai biến mạch máu não (trúng phong) do ứ huyết gây tắc nghẽn kinh lạc như chóng mặt, hoa mắt, cơ thể khó cử động, khó phát âm ngôn ngữ.

Điều trị tai biến mạch máu não là một cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, quyết tâm điều trị, phục hồi chức năng mới có thể quay lại cuộc sống bình thường như trước. Ngăn ngừa các cơn tái phát đột quỵ là việc cần thiết đối với người bệnh sau đột quỵ, nhưng dự phòng đột quỵ là việc cần thiết đối với tất cả mọi người.

© 2007 – 2023 CÔNG TY TNHH PHYTEX FARMA số ĐKKD 3702750129 cấp ngày 18/03/2019 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 137/18 , Đường DX006, Khu Phố 8, Phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Add to cart
0707555999
Liên Hệ